Huống hồ bây giờ chính là thời điểm quan trọng của Vinh Giới, ngũ ca
của nàng.
Nghe nói đại nho Đổng Di muốn thu nhận đệ tử, sĩ tử ở khắp nơi đều
sôi sục vì tin này, núi Ngọc Lũy ở ngoại ô gần kinh thành nhất thời tập trung
rất đông học sĩ, ganh đua nhau còn hơn cả kỳ thi lớn ba năm một lần.
Người nào được Đổng Di coi trọng còn phấn khởi hơn cả đỗ tiến sĩ, vì
như thế chẳng khác nào nhận một giấy thông hành bằng vàng để bước vào
chốn quan trường, không những được sĩ tử trong thiên hạ kính trọng, mà còn
được sư huynh trên dưới nể phục. Đệ tử của Đổng Di toàn bậc hiếm có,
không ai là không có chức vị cao sang, ví dụ như đứng đầu nội các đương
thời là Hồ Khải Trung; hay như Đường Các lão - Đường Tân Sơn Đại học sĩ,
vân vân... Nếu được trở thành sư đệ của họ thì con đường làm quan sẽ luôn
rộng mở.
Huống hồ, trở thành đại nho lý học như Đổng Di phải là bậc kỳ tài
thiên hạ, mặc dù ngài chưa xuất núi để phò tá Đế vương, nhưng các đệ tử
của ngài đã thay mặt ngài làm việc đó rồi. Đổng Di còn tự thấy rằng mình
thích hợp lui về dạy học hơn là việc ra làm quan.
Phụ hoàng của Long Khánh Đế chưa từng làm khó Đổng Di, Long
Khánh Đế cũng không dám khuyên Đổng Di xuống núi. Sự kính trọng của
Đế vương hai triều đại càng khiến cho người đức cao vọng trọng như Đổng
Di được dân chúng ngưỡng mộ.
Vì chuyện Đổng Di chọn đệ tử, hầu hết các gia tộc có con em trong độ
tuổi thích hợp bắt đầu quản thúc gắt gao, chỉ sợ bị truyền ra ngoài điều tiếng
gì không hay của con cháu mình.
Phủ An Quốc Công cũng định như vậy. Con trai của đại phu nhân là
Vinh Mân, (theo thứ tự vị trí ngôi thứ trong họ) đứng ở hàng thứ tư, năm nay
mười lăm tuổi; Vinh Giác ở nhị phòng, đứng ở hàng thứ sáu, mười bốn tuổi;
Vinh Giới ở tam phòng, đứng ở hàng thứ năm, mười lăm tuổi; Vinh Ngân