TỨ QUÝ CẨM - Trang 427

đứng ở hàng thứ bảy, mười hai tuổi, đều là độ tuổi phù hợp để Đổng Di chọn
làm đệ tử.

Thế nên An Quốc Công coi chuyện này vô cùng trọng đại, ngay cả lão

thái thái cũng hạn chế bớt những suy nghĩ hồ đồ. Càng thời điểm này, đại
phòng và nhị phòng lại càng thấy tam phòng thật chướng mắt, vì hiện giờ
Vinh Giới rất có tiếng tăm, không chỉ ở thư viện mà còn ở kinh thành, lại là
con trai của tân khoa trạng nguyên, rất có khả năng được chọn làm đệ tử của
Đổng Di.

Vinh Ngân thì vẫn chưa hiểu chuyện, hằng ngày chỉ thích luyện kiếm

múa côn với sư phụ dạy võ. Thôi Thị mắng thế nào cũng không nghe. Vinh
tam gia cho rằng thành tài cũng có năm, bảy đường, không nhất thiết phải
theo con đường đọc sách, người đọc sách trong thiên hạ dù sao cũng chỉ là
số ít, chẳng lẽ những người không học hành thì sẽ không thành công trong
sự nghiệp sao?

Huống hồ An Quốc Công xuất thân từ quân công, Vinh Ngân nối

nghiệp tổ tiên cũng không phải là không tốt, thế nên ông mới không bắt ép
Vinh Ngân học nhiều.

Vinh Giới thì khác hẳn, tuy còn nhỏ nhưng đã thể hiện niềm đam mê

học hành. Mặc dù không thể bảy bước làm thành bài thơ như Tào Tử Kiến

[1]

,

nhưng ở độ tuổi như Vinh Giới, Vinh tam gia không thể sánh bằng. Ông rất
kỳ vọng vào Vinh Giới, nên mấy ngày nay ông không ra ngoài tiếp khách,
sau khi từ nha môn trở về là lại đến ngoại viện đích thân hướng dẫn Vinh
Giới học bài.

[1]. Tào Tử Kiến: Hay còn gọi là Tào Thực, là con trai thứ ba của Táo Tháo, em của Tào Phi.

Ông là nhà thơ nổi bật trong số văn nhân thời Kiến An, Trung Quốc.

Vinh Mân, Vinh Giác thì được đại phu nhân và nhị phu nhân mời thầy

giỏi về bồi dưỡng, hy vọng có thể đối phó được với tình trạng “nước đến
chân mới nhảy” của hai cậu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.