sách một lần. Giờ Thôi Thị bị ốm không thể dậy nổi, A Vụ đành phải thay
Thôi Thị nghe báo cáo của Bành nhũ mẫu.
Thực ra cũng không phải bản báo cáo to tát gì, chẳng qua chỉ là đọc vài
con số mà thôi. Bành nhũ mẫu chỉ biết vài chữ, trông nom tiệm may là
chính, con trai bà mới là người tính toán sổ sách.
Nhưng dù như vậy, tiệm may của Thôi Thị mỗi quý cũng kiếm được
năm sáu mươi lượng, thu nhập không tồi. Trong một năm, đặc biệt vào dịp
lễ tết, cộng lại cũng được hai trăm lạng bạc. A Vụ nhìn bản báo cáo nhũ mẫu
mang đến, thấy tính toán rõ ràng, không có sai sót.
Bành nhũ mẫu thấy A Vụ nhíu mày thì lo lắng hỏi: “Tiểu thư có gì cần
sai bảo không?”
A Vụ liền cười nói: “Không ạ, mọi việc ở tiệm đành phải nhờ cậy bà và
Hòa thúc vậy.” Hòa thúc là con trai duy nhất của Bành nhũ mẫu, tên là
Trung Quý Hòa.
“Không vất vả, không vất vả.” Bành nhũ mẫu vội vàng xua tay.
Qua mấy lời Bành nhũ mẫu nói, A Vụ biết bà thật thà, vô cùng yên
tâm, có điều người như vậy không có bản lĩnh lớn, mà thứ A Vụ cần bây giờ
chính là ngân lượng.
Đợi Vinh tam gia về, nàng sẽ tính chuyện đi giao thiệp với các quan lại,
những việc này rất cần dùng đến tiền, mà nếu có lỡ được chuyển ra ở riêng
hay mua sắm đồ đạc thì cũng cần đến rất nhiều tiền. Hai ca ca của nàng sắp
đến tuổi lấy vợ cũng cần tiền. Thôi Thị ốm như thế cũng cần tiền thuốc men,
tẩm bổ. Đáng lẽ việc này phải do Thôi Thị lo liệu, nhưng bà là người tốt số,
bất cứ chuyện phiền phức gì đều có người lo liệu giúp bà.
A Vụ lại hỏi tình hình của tiệm may và thấy cần phải quảng cáo rộng
rãi hơn. Phương pháp thêu của họ Thôi rất đặc biệt, dù tiệm may không ở