cách giúp đỡ, coi như tích đức. Trưởng Công chúa cũng rất ủng hộ việc này,
vì A Vụ yếu ớt nhiều bệnh, bà muốn kết thiện duyên để kéo dài cuộc sống
cho nàng.
Liễu Kinh Nương chính là một trong số những người mà A Vụ từng
cứu giúp. Ban đầu, nàng đưa hai mẹ con họ đến ngôi làng mà tương lai sẽ là
của hồi môn của nàng, ai ngờ A Vụ vẫn chưa xuất giá và cả hai mẹ con Liễu
Kinh Nương cũng bị lãng quên. Cho đến khi Liễu Kinh Nương cầu xin A
Vụ cho con trai bà đến tiệm may làm việc, lúc này gia đình họ mới thể hiện
bản lĩnh buôn bán của mình.
Bà và con trai đều có tài kinh doanh, những năm ở bên cạnh chồng,
Liễu Kinh Nương cũng học được không ít kiến thức, thủ đoạn buôn bán. Bà
lại là trưởng nữ gánh vác cả gia đình, thế nên quán xuyến chẳng thua gì nam
giới, con trai bà cũng do một tay bà dạy dỗ nên.
Nhưng cái tài của mẹ con Liễu Kinh Nương không được thể hiện rõ, vì
A Vụ không quan tâm lắm đến việc này, chủ nhân không để ý nên kẻ bề tôi
muốn làm cũng không dám làm.
Nhưng cho dù như vậy, hai mẹ con Liễu Kinh Nương cũng tạo nên sự
khác biệt. Cửa hiệu do hai mẹ con họ quản lý, lợi nhuận hằng năm thu được
gấp ba lần các tiệm khác dù ở cùng một con phố. Mà lúc ấy Liễu Kinh
Nương đã cố kìm hãm lợi nhuận, vì không muốn bị kẻ khác ghen ghét.
A Vụ vẫn còn nhớ đến Liễu Kinh Nương là vì sau khi Trưởng Công
chúa gặp nạn, chỉ có hai mẹ con bà là vẫn nhớ ơn báo đáp, giúp đỡ Trưởng
Công chúa rất nhiều.
Mặc dù sau đó A Vụ luôn nhớ đến Liễu Kinh Nương, nhưng lại nhớ
khá mơ hồ về chuyện nàng đã cứu hai mẹ con họ. Nàng suy nghĩ rất lâu, có
lúc còn nằm mơ bật dậy giữa đêm.