TỨ QUÝ CẨM - Trang 495

Vinh tam gia vừa vui vừa cảm thấy tự hào khi nghe A Vụ kể về chí

hướng của Liễu Kinh Nương, cũng là chí hướng của A Vụ và cả chuyện mở
rộng nghề thêu họ Thôi ra khắp cả nước.

Hai năm đi sứ nước ngoài, tầm nhìn của Vinh tam gia không còn bó

hẹp trong nước nữa, những vùng ven biển có sự giao lưu buôn bán với nước
ngoài đều trở nên phồn hoa, trong bốn ngành sĩ nông công thương, ông
không còn khinh thường nghề “thương” nữa, ngược lại ông nhận ra nghề đó
mới là một phần quan trọng tạo nên sự phồn vinh của quốc triều. Mặc dù
nhận thức này vẫn chưa đủ sâu sắc và rõ ràng, nhưng Vinh tam gia đã từng
nghĩ, nếu một ngày ông có thể đứng trên đỉnh cao chốn quan trường, ắt sẽ
xem xét thúc đẩy sự giao thương buôn bán trong và ngoài nước, không chỉ ở
vùng ven biển, mà còn buôn bán nội địa, làm đầy quốc khố, làm tăng uy
danh quốc gia.

Quốc khố đầy đủ, quân phí dư dả thì quân Tác-ta ở phương bắc, bộ tộc

Ngõa Lạt ở đông bắc, và dân Cao Ly luôn ngấp nghé thèm muốn.

Đương nhiên tất cả những việc này đều là tưởng tượng, nhiệm vụ cấp

bách trước mắt là Vinh tam gia thu xếp đồ đạc, dẫn theo vợ và con gái đến
Giang Tô nhậm chức.

Mùa xuân năm Long Khánh thứ hai mươi chín, Vinh tam gia làm quan

học chính ở Giang Tô vẫn chưa mãn nhiệm thì đã nhận thánh chỉ hồi kinh
nhậm chức Tả Lễ bộ Thị lang. Năm Long Khánh thứ hai mươi ba, Vinh tam
gia chỉ được chọn vào Viện Hàn Lâm làm chức biên soạn sách, vậy mà trong
sáu năm ngắn ngủi, ông đã trở thành quan lớn tam phẩm trong triều, tốc độ
thăng quan tiến chức thế này trước nay chưa ai từng có, khiến người đời vô
cùng ngưỡng mộ.

Vinh tam gia thực sự rất may mắn, nếu không đi sứ bình an trở về, đối

đáp trôi chảy trước mặt Hoàng đế, gây ấn tượng cho một vị quan phúc to

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.