đâu. Mặc dù Vinh Tứ vui mừng thấy đại lão gia gây chuyện bậy bạ, làm xấu
mặt Vinh Ngũ, nhưng dù sao cũng là người một nhà nên cô ta cũng xấu hổ
không kém khi ra ngoài. Còn A Vụ thì từ trước tới giờ đã không thích đi
chơi rồi.
Ngày mùng Năm tháng Năm năm Long Khánh thứ hai mươi chín là Tết
Đoan Ngọ nên họ không thể không ra ngoài. Dù sức khỏe của Hoàng đế
ngày một kém, nhưng ngài lại rất hào hứng, đích thân đến đầm Cảnh Minh
xem đua thuyền rồng, còn nói sẽ ban thưởng cho đội nào thắng cuộc.
Tin này đã truyền ra ngoài từ cách đó rất lâu. Trước khi Vinh đại lão gia
gây chuyện, đại phu nhân đã chuẩn bị dựng lều, bày biện đồ đạc ngay cạnh
đầm Cảnh Minh để phục vụ các vương công quý tộc trong kinh thành.
Người của tam phòng cũng đành phải đến đầm Cảnh Minh, bất chấp sự
chỉ trỏ của người khác, họ còn cố cười nói vờ như không có chuyện gì xảy
ra.
May mà mọi người đều biết điều, hơn nữa sự việc cũng đã qua nhiều
ngày nên không ai thêu dệt thêm. Vinh Ngũ được nhiều người yêu mến nên
có vài người đưa khăn tay an ủi và nói là động viên, thế nên cô ta cũng có
thể ngẩng cao đầu.
Đầm Cảnh Minh là lâm viên thuộc phía đông nam kinh thành, cũng là
khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chỉ có điều hơi xa và vắng vẻ. Phía sau
đầm Cảnh Minh có dòng sông nhỏ uốn lượn quanh co, tên là Khúc Giang,
một cái tên rất cổ. Mấy trăm năm trước có một người đỗ trạng nguyên được
Hoàng đế ban thưởng cho Khúc Giang yến
2
. Có điều, triều Đại Hạ đã sớm
đổi kinh thành, sông Khúc Giang này không còn là Khúc Giang ngày xưa
nữa, thế nhưng phong cảnh vẫn rất hữu tình. Ngày Tế Nữ nhi mùng Ba
tháng Ba, các khuê nữ thường dạo chơi ở chốn này, ngày Tết hoa đăng cũng
có không ít khách phương xa đến đây thả đèn xuống sông cầu phúc lộc.
Trong vòng vài chục dặm cũng có du khách đến dạo chơi, ngắm cảnh.