thành, nên giữ gìn ý tứ, cho dù được phép nói chuyện, chơi đùa mấy ngày,
nhưng cũng không thể quá đáng. Huống hồ thời điểm này phải bàn hôn sự
cho Cố Đình Dịch. Trước khi ra khỏi nhà, Trưởng Công chúa còn ân cần
nhắc nhở, không cho phép chàng nói chuyện với bất cứ cô nương nào. Lời
dặn của Trưởng Công chúa đại khái như thế này: “Hôm nay thời tiết nóng
nực, nếu có bị rơi xuống nước cũng không sao, nhưng nếu thấy cô nương
nhà nào rơi xuống nước, con không được thấy việc nghĩa mà hăng hái đâu,
nếu không sẽ tự rước họa vào thân đấy.”
Cố Đình Dịch đi rồi, Đường Âm và Cố Tích Huệ nói câu được câu
chăng, vì ánh mắt Đường Âm luôn dõi theo bóng dáng của Cố Đình dịch, tỏ
ý thất vọng, ngại ngùng, lại có chút chán nản vì chàng không hiểu tâm tư
của nữ nhi.
A Vụ thấy sắc mặt của Đường Âm như thế thì vội nói chen vào nhằm
thu hút sự chú ý của Cố Tích Huệ, không muốn cô ta nhìn thấy bộ dạng như
vậy của Đường Âm, vì nếu bị đồn ra ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng
của nàng ấy.
Chủ đề câu chuyện xoay quanh Tứ Quý Cẩm. Cố Tích Huệ đang chuẩn
bị của hồi môn nên rất hứng thú với mấy thứ vải vóc, lụa là hiếm có, thời
thượng. Có những thứ này thì cô gái về nhà chồng mới cảm thấy hãnh diện.
A Vụ rất kiên nhẫn chỉ dẫn cho Cố Tích Huệ. Cửa hiệu Tứ Quý Cẩm
mở ở Giang Chi Nam, ở kinh thành không ai biết cửa hiệu này. Cửa hiệu nổi
tiếng nhờ cách dệt, nhuộm rất lại, cũng có những màu vải rất đặc biệt, ví dụ
như: lưu nguyệt hoàng (màu vàng ánh trăng), màu tím của khói xương, màu
xanh nho... không những Cố Tích Huệ thích thú mà ngay cả Đường Âm
cũng bị thu hút.
Cuộc nói chuyện rôm rả thế nào thì cũng đến lúc cạn lời, may mà vừa
hay có vài tiểu thư bước qua chào hỏi họ. Đó là Hòa Nhụy, con gái của Công
chúa Trường Thanh- tiểu muội cùng cha khác mẹ của Hoàng thượng; Hà Bội