8. “Nga” và “ái”, dịch nghĩa ra là “con ngỗng” và “yêu”, trong tiếng Trung hai từ này có
phát âm khá giống với từ “nhị”.
“Tên nhũ danh của muội là A Vụ, không phải là từ “vật” trong “Kỷ sở
bất dục vật thi vu nhân”, mà là từ “vụ” trong “Bạc vụ trì đường sinh, mông
lung cách ngạn hoa
9
”.” A Vụ nói ra mấy chữ này thật chậm và rõ ràng.
9. Dịch nghĩa: Sương mỏng giăng khắp hồ, trông mờ ảo như muốn ngăn cách cả vườn hoa ven
bờ hồ.
Sắc mặt Cố Đình Dịch bỗng chốc trắng bệch, mở to mắt nhìn A Vụ như
không muốn tin.
Được nhận người thân ở kiếp này là ước nguyện lớn nhất của A Vụ.
Nàng không nghĩ đến thù hận, cũng chẳng muốn thay đổi lịch sử, điều nàng
luôn nhớ đến là những người thân luôn yêu nàng, chiều nàng, thương nàng.
Nếu có thể nhận họ, A Vụ cũng không biết đó là gánh nặng hay niềm vui đối
với họ.
Đối với Trưởng Công chúa Phúc Huệ, A Vụ đã suy nghĩ rất nhiều mà
không tìm được lý do gì để nói. Tình yêu thương của Trưởng Công chúa đối
với A Vụ, nàng chưa bao giờ hoài nghi nhưng tình yêu đó chỉ dành cho cốt
nhục của bà, còn bản thân A Vụ bây giờ... chính nàng cũng không muốn
nghĩ đến đáp án.
Còn đối với hai huynh của nàng, A Vụ cũng không biết bọn họ nghe
xong có coi nàng là yêu quái mà đem đi thiêu sống không nữa.
Gặp phải tình huống như ngày hôm nay, A Vụ thực sự không biết nên
vui hay buồn. Nhưng nàng có thể khẳng định cho dù nhị ca không muốn tin
nàng thì cũng không nhẫn tâm coi nàng là yêu quái mà mang đi thiêu sống,
thế nên nàng muốn đánh cuộc một ván. Nếu thắng, nàng sẽ giúp cho người
thân kiếp trước của mình tránh được “Biến cố năm Kỷ Dậu”. Nếu thua, cho
dù có phải chết, A Vụ cũng không oán hận, vì ít nhất nàng đã cố gắng hết