Mặc dù họ hàng của Sở Mậu đều ở trong cung, A Vụ hôm nay coi như
đã gặp, nhưng Hoàng đế cũng còn có họ ba bề bốn bên nữa. Thế nên, mặc
dù buổi chiều A Vụ không phải tiếp đón mấy người thân của Sở Mậu như
bác công chúa, chị công chúa,... cũng không phải đón tiếp mấy người đệ đệ
bằng mặt mà không bằng lòng cùng mấy em dâu của Sở Mậu, nhưng lại phải
đối phó với một đám họ hàng nghèo túng nhân đại hỷ đến vòi tiền, mang
danh là để A Vụ nhận người thân, tránh sau này ngay cả người thân cũng
không biết.
A Vụ rất nản khi phải đón tiếp những người này, nhưng vì thân phận là
con gái và làm dâu con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Là con gái có thể
kiêu ngạo một chút, và người khác vẫn thông cảm cho tính tình kiêu ngạo
của thiếu nữ chưa chồng, nhưng khi đã thành vợ nhà người ta mà vẫn còn
thói kiêu ngạo thì sẽ bị đánh giá là không biết đối nhân xử thế, không có đạo
đức, phẩm hạnh.
Vừa về phủ, Sở Mậu đã đến thư phòng, A Vụ cởi bỏ đồ trang sức, một
mình dùng bữa trưa đơn giản, nàng đang chuẩn bị nghỉ ngơi thì có bà quản
gia bước vào mời nàng ra phòng phía trước tiếp khách, nhận mặt người thân.
A Vụ đành phải sai người đi mời Sở Mậu, còn nàng thay một bộ thâm
y
5
khác, vì là cô dâu mới nên tất cả quần áo của A Vụ đều phải là màu đỏ.
5. Thâm y: Trang phục xuất phát từ triều Ngu (tên một nước thời Chu, Trung Quốc) do Ngu Thị
mặc, là loại áo liền với váy, hai vạt rời nhau, nhưng phần trên và dưới được may dính liền.
Trang phục cho đàn bà con gái triều Đại Hạ mặc dù đa dạng về màu
sắc, kiểu dáng, nhưng tuân theo cách làm thời cổ, lễ phục thường là thâm y.
Người dân thường ngoài ngày tế lễ tổ tiên hoặc trước lễ thành hôn ba ngày
đều phải mặc thâm y vạt gấp. Ở trong cung, nội mệnh phụ
6
trong các dịp lễ
lớn đều phải mặc thâm y vạt gấp, còn ngoại mệnh phụ
7
nhập cung hay bái
kiến vua cũng phải mặc thâm y, thế nên hôm nay A Vụ cũng phải mặc thâm
y. Ngoài những ngày này ra thì mặc váy ngắn hay bối phục cũng được.