TỰ TIN KHỞI NGHIỆP - Trang 10

nhất bạn hãy sớm rèn luyện trực giác nghề nghiệp của mình và phát huy lúc
cần thiết.

Khi mới bước vào nghề, có thể bạn không hình dung hết những tình

huống phát sinh, nhưng đừng vì thế mà nản lòng. Trực giác sẽ được phát
huy khi bạn giàu kinh nghiệm, và để có kinh nghiệm bạn cần phải hành
động
. Biết rút ra bài học từ thất bại, bạn sẽ dần tiến bộ. Ngược lại, luôn tìm
cách biện minh cho sai lầm của bản thân, không chịu nhìn nhận thực chất
vấn đề, bạn sẽ đánh mất cơ hội tích lũy kinh nghiệm. Mỗi lần vấp ngã sẽ là
một bài học kinh nghiệm, nhưng nếu sai phạm cứ lặp đi lặp lại thì đó là lúc
bạn cần nhìn nhận lại năng lực của mình và xem con đường bạn chọn có
thật sự thích hợp hay không.

Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ xác định được đâu là điều cần làm

và dùng trực giác của mình để nhận ra những vấn đề nên ưu tiên. Có thể gọi
đó là “nhãn quan công việc”. Việc phát triển “nhãn quan công việc”
tính quyết định đối với hiệu quả công việc, vì trong một thời điểm nhất
định, bạn không thể chú tâm vào mọi thứ. Do đó, bạn cần xác định đâu là
vấn đề cần ưu tiên hoàn thành trước.

Môi trường làm việc khác với môi trường học tập trong nhà trường. Làm

thế nào để bạn có thể bắt đầu xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự
nghiệp và hạn chế những lúng túng trong giai đoạn khởi nghiệp? Điều này
sẽ được gợi mở ở phần tới, khi đi vào thảo luận những trải nghiệm thực tế.

TRỞ THÀNH NHÂN VIÊN CẦN

THIẾT

Luôn là nhân viên cần thiết - đó là tiêu chí đầu tiên giúp bạn xây dựng

nền tảng nghề nghiệp cho bản thân. Là nhân viên cần thiết, không có nghĩa
là bạn phải biết nói những lời hoa mỹ khiến sếp vui lòng mà vấn đề là
những việc bạn thực hiện có ý nghĩa gì cho sự nghiệp chung của công ty.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.