TỰ TIN KHỞI NGHIỆP - Trang 12

thấy việc trở thành nhân viên cần thiết còn có tác động tích cực đến tương
lai của bạn.

Đôi khi, sếp chẳng thể nhớ hết những đóng góp của bạn, nhưng ông ấy

lại nhớ rất rõ những lần điêu đứng vì bạn. Do đó, tốt nhất bạn nên để lại ấn
tượng tốt đẹp trong lòng sếp. Có thể một ngày nào đó, sếp bạn nắm giữ vị
trí cao, và rồi khi nghĩ đến bạn - một nhân viên tốt, đầy tiềm năng, đáng tin
cậy, biết đâu ông ấy sẽ đề bạt bạn lên một vị trí xứng đáng. Vì vậy, hãy cố
gắng trở thành một nhân viên cần thiết ngay khi bạn bước chân vào môi
trường làm việc mới.

Ý THỨC TRÁCH NHIỆM

Khi nhận việc, câu hỏi đầu tiên nảy sinh trong đầu bạn sẽ là: “Mình sẽ

phải làm gì?”. Thắc mắc ấy là đương nhiên. Thường thì lúc đó, bạn sẽ
được cấp trên chỉ rõ trách nhiệm trong những tuần lễ đầu tiên và bạn có thể
yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Để nhân viên hiểu được kỳ vọng công ty đặt vào họ, nhiều nơi đã tổ chức

chương trình đánh giá chất lượng công việc. Những chương trình này chứa
đựng rất nhiều thông tin, bao gồm cả việc hướng dẫn nhân viên những yêu
cầu cấp trên muốn họ thực hiện.

Hầu hết các kế hoạch đều bắt đầu vào đầu năm - thời điểm hoàn thành kế

hoạch kinh doanh cũ và đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm tới. Mục tiêu
phải đảm bảo tính súc tích, rõ ràng, kèm theo thời hạn hoàn thành cụ thể.

Trong năm, bạn và sếp nên gặp nhau ít nhất một lần (tốt hơn là từng quý)

để theo dõi tiến độ các mục tiêu và xem xét có gì cần điều chỉnh không.
Nhu cầu trong kinh doanh có thể thay đổi thường xuyên trong năm, do đó,
bạn không biết được rằng có thể một trong những mục tiêu ban đầu của dự
án bị cắt và hủy bỏ (vì có vấn đề khác cần ưu tiên hơn). Trong quá trình
thảo luận, bạn nên hỏi ý kiến cấp trên cách thực thi công việc để biết cách
khai thác thế mạnh của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.