quyết định nhờ một nhân viên khác làm nốt phần việc còn lại, trong khi bạn
thì về nhà nghỉ ngơi, mặc dù ngày mai hội nghị diễn ra.
Hậu quả của việc trốn tránh trách nhiệm này xảy ra ngoài dự đoán của
bạn và cũng vô phương cứu chữa. Tên công ty của bạn được xướng lên
trong đại hội nhưng những sự kiện mà bạn có trách nhiệm thực hiện thì thất
bại hoàn toàn. Trong mắt của hàng ngàn người tham dự, ấn tượng về công
ty bạn thật thảm hại. Và người “mất mặt” nhất hôm ấy không phải là bạn
mà là sếp của bạn - người đã tin tưởng giao trách nhiệm cho bạn. Chẳng
còn gì có thể cứu vãn được tình hình. Thất bại quá rõ ràng. Người ta sẽ
không quan tâm đến những lý do như bạn quá mệt mỏi, bạn không thể làm
được hay bạn không biết, hoặc bạn quên và rất lấy làm tiếc đã để chuyện đã
xảy ra v.v… Điều duy nhất người ta nghĩ về bạn lúc này đó là một người
thất tín.
Đừng tìm cách biện minh “Tôi không biết công việc được giao lại có liên
quan đến một dự án lớn như vậy”. Thật thiếu sót khi bạn không hiểu được
hậu quả của việc bỏ mặc trách nhiệm. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ
giới hạn đối với các dự án, các kế hoạch trong công việc. Trách nhiệm thể
hiện qua mọi khía cạnh trong hoạt động hằng ngày của bạn. Chẳng hạn ai
đó yêu cầu bạn gọi điện thoại cho khách hàng. Họ mong mỏi bạn hoàn
thành công việc. Bạn phải có trách nhiệm với công việc được giao. Thất bại
ngay cả trong một việc đơn giản như thế có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm
trọng hơn.
Khi bạn không hoàn thành trách nhiệm, người yêu cầu bạn có thể sẽ
không nói gì về việc đó, nhưng đừng nghĩ là họ không quan tâm. Bạn có
thể tham khảo bảng phác thảo dưới đây để biết sếp/khách hàng có thể nghĩ
gì (tuy không nói ra) khi bạn thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.
LÝ DO
SUY NGHĨ CỦA KHÁCH HÀNG
Không đưa ra thông tin giải
thích.
Bạn có thể gọi và yêu cầu vì chúng tôi vẫn mong đợi
điều đó.