Bước sang giai đoạn trưởng thành, bắt đầu cuộc sống tự lập, bạn cần điều
chỉnh cách nghĩ, cách sống của mình sao cho phù hợp với thực tế. Lúc này,
hầu như mọi thứ đều do bạn quyết định, tương lai của bạn tùy thuộc vào
những quyết định ấy. Trách nhiệm của bạn là nhận biết đâu là điều cần thiết
cho cuộc đời mình, biết dấn thân và chấp nhận những hậu quả có thể xảy
ra. Sau mỗi hành động, người nhận được niềm vui hay nỗi buồn nhiều nhất,
không ai khác ngoài bạn. Bạn không thể đổ lỗi cho bất cứ ai bởi đó là
những quyết định bạn đã lựa chọn.
Những người càng nắm giữ nhiều trọng trách càng phải gánh vác nhiều
trách nhiệm, nhưng những kinh nghiệm tích lũy được sẽ trợ giúp cho họ rất
nhiều. Ngược lại, một người trẻ tuổi lần đầu tiên đi làm sẽ phải chịu sức ép
từ nhiều trọng trách khác nhau; họ sẽ dễ bị sốc và quá tải.
Có thể nói, trách nhiệm len lỏi qua mọi khía cạnh cuộc sống tự lập của
bạn, nhất là trong năm đầu khởi nghiệp. Bài học về trách nhiệm và việc
hoàn thành trách nhiệm luôn là bài học hóc búa nhất mà ngay cả đến những
nhân viên làm việc lâu năm đôi khi cũng phải vật lộn với nó.
Trong công việc, trách nhiệm được thể hiện ở chỗ bạn sẽ thực hiện đến
cùng và hoàn tất công việc được giao. Bên cạnh đó, khi hoàn tất công việc
đúng thời hạn, bạn sẽ có được uy tín, sự tin tưởng của đối tác, khách
hàng…
Ở trường học, bạn có thể nói: “Xin lỗi, em đã không hoàn thành bài tập
đúng hạn”, hoặc một ngày nào đó không muốn đến lớp, bạn vẫn có thể nghỉ
ở nhà mà chẳng ảnh hưởng đến ai. Nhưng trong công việc lại khác. Khi bạn
không hoàn thành trách nhiệm được giao, điều này có thể tác động không
tốt đến người khác.
Chẳng hạn, bạn có nhiệm vụ lên kế hoạch cho một sự kiện tại hội nghị
thường niên trong đó công ty bạn là thành phần ban tổ chức. Công ty bạn
bảo trợ mọi thứ, từ những bữa điểm tâm cho đến những bữa ăn tối, rồi vấn
đề diễn giả… Đại sảnh được trang hoàng bằng tên và biểu tượng của công
ty bạn. Việc lập kế hoạch cho sự kiện này khiến bạn quá mệt mỏi. Bạn