Nếu hàng ngày, bạn phải tiếp xúc với một người mình không mấy thiện
cảm, hãy tránh để xích mích xảy ra, nhất là nguy cơ gây gổ với họ. Trong
trường hợp bạn ít tiếp xúc hoặc mối liên hệ giữa bạn với người đó không
thường xuyên, thì tốt nhất, bạn nên để hình ảnh họ nằm ngoài tâm trí.
Đừng nhầm lẫn bất đồng trong công việc với xung đột cá nhân:
Trong giai đoạn khởi nghiệp, đồng nghiệp của bạn rất khó hiểu được suy
nghĩ và đời sống nội tâm của bạn. Họ chỉ biết bạn qua những hành vi, cử
chỉ bề ngoài và tác phong làm việc. Đó không phải là tất cả con người bạn.
Vì vậy, nếu có bất đồng xảy ra, bạn không nên nghiêm trọng hóa vấn đề và
cho là bế tắc.
Nỗ lực cải thiện tình hình:
Hãy tiếp xúc người bạn không thích, giải thích tình hình theo cách nhìn
của bạn và hỏi xem bạn có thể làm gì để mọi việc tốt hơn. Bạn cũng nên
cho họ biết điều bạn cần ở họ để công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra,
bạn cần tránh phê bình họ, đừng để vấn đề trở thành mâu thuẫn cá nhân.
Hãy tập trung vào công việc và tỏ ra thiện chí rằng bạn sẵn lòng hợp tác với
người đó để mọi việc tốt hơn. Thực tế cho thấy giải pháp này rất hiệu quả.
Trong trường hợp bạn đã nhún nhường nhưng tình hình vẫn không cải
thiện, bạn nên nhờ cấp trên can thiệp, giải quyết.
Đúng là khi mối quan hệ giữa bạn và một đồng nghiệp nào đó không
mấy tốt đẹp, bạn sẽ khó có thể thoải mái, vui vẻ. Tuy nhiên, không nên để
điều này hạn chế khả năng của bạn. Hãy cố gắng kiểm soát nó. Có thể bạn
và người ấy chẳng bao giờ làm bạn với nhau, nhưng nếu biết cách ứng xử
khéo léo, hợp lý, bạn vẫn có thể có được sự cộng tác hiệu quả từ họ và
tránh được mối quan hệ khó xử không đáng có.