TÌNH TRẠNG CHIA BÈ KẾT PHÁI
Bất kỳ lúc nào bạn xếp mọi người vào trong một nhóm, bạn sẽ thấy các
“nhóm nhỏ hơn” ngay trong bản thân nhóm đó bắt đầu hình thành. Nhóm
càng lớn, hiện tượng này xảy ra càng nhiều. Và ngay cả với những “nhóm
nhỏ hơn” ấy, lại có sự chia tách thành nhiều “nhóm con” khác. Những
“nhóm con” này có thể hình thành theo nhiều cách: tuổi tác, chủng tộc, giới
tính, mối quan hệ, quan điểm… Nói chung, bất kỳ yếu tố nào khiến họ có
cảm giác hợp nhau, tự khắc họ sẽ gắn bó với nhau.
Bước vào môi trường làm việc mới, mọi thứ đối với bạn đều bỡ ngỡ. Bạn
băn khoăn, lo lắng, không biết nên tin ai. Trong khi đó, lại có rất nhiều
gương mặt mỉm cười, sẵn sàng chào đón bạn vào nhóm của họ. Hãy cẩn
thận bởi trong nhiều trường hợp, những nhóm như thế không hỗ trợ được gì
cho nghề nghiệp của bạn mà chỉ khiến bạn thêm nhức đầu mà thôi. Thường
thì những nhóm này sẽ hướng mũi nhọn của họ đến một trong ba mục tiêu
sau.
Sếp:
Một phe nhóm có thể nhắm vào sếp với bất kỳ lý do gì: vẻ bề ngoài, tuổi
tác, cung cách làm việc, hay đơn giản chỉ vì người đó là sếp. Một số nhân
viên bị sếp khiển trách quá nhiều đã tìm mọi cách trả đũa lại, biến sếp
thành đích ngắm của những người trong cùng phe nhóm. Thường thì những
nhân viên này cố tình né tránh giáp mặt với sếp, nếu có tiếp xúc thì thái độ
của họ cũng không vui vẻ gì. Khi có rắc rối xảy ra, họ khôn khéo dùng nó
làm cơ hội công khai chỉ trích sếp thiếu năng lực, rồi đổ trách nhiệm lên
đầu sếp.
Công ty:
Cho dù được đối xử tốt thế nào chăng nữa, một số người vẫn thích than
phiền về công ty mình. Họ tụ tập thành một nhóm và cố gắng tìm kiếm, lôi
kéo cho được những người có quan điểm tiêu cực tương tự về công ty vào