đi làm, tình cảm của bạn có thể sẽ bị hạn chế do những quy định của công
ty hoặc do những khó khăn về việc hẹn hò trong công sở.
Tình cảm thường nảy sinh khi người ta có điều kiện tiếp xúc nhiều với
nhau và hiểu nhau. Chẳng hạn, thời sinh viên, bạn có thể có mối quan hệ
với một sinh viên nào đó trong lớp, trong ký túc xá, hay trong nhóm tham
gia các hoạt động xã hội. Với công ty mới, bạn sẽ có những cơ hội gặp gỡ
mới. Ít nhất tám giờ mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần, bạn phải giam mình
trong cao ốc cùng với các đồng nghiệp. Cũng từ đó, bạn bắt đầu quen thân
với vài người. Những người này có thể cũng hứng thú trong công việc
giống bạn, cũng có thể, họ có những sở thích, thú vui tương tự bạn. Dần
dần, bạn nhận ra trong số đó có “một nửa” mà bấy lâu bạn vẫn kiếm tìm.
Vậy, có gì rắc rối nếu bạn muốn đẩy mối quan hệ ấy tiến xa hơn?
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ đưa ra hai hạn chế mà bạn có thể gặp
phải khi xây dựng quan hệ tình cảm với đồng nghiệp, đó là các quy định
của công ty và các khó khăn cá nhân của bạn.
Trước hết, về quy định của công ty. Tùy thuộc vào từng tổ chức và tính
chất công việc của tổ chức ấy mà quy định về chuyện có quan hệ tình cảm
với đồng nghiệp sẽ có sự khác biệt. Nếu công ty của bạn không ngăn cản gì
về chuyện hẹn hò thì bạn cứ tự do vun đắp cho mối quan hệ ấy. Nhưng nếu
trong nội quy ngăn cấm việc nhân viên có quan hệ tình cảm với nhau thì
bạn phải tuân theo.
Tại sao một số công ty lại ngăn cấm chuyện tình cảm giữa các nhân
viên? Câu trả lời thường là vì các công ty này cho rằng, những mối quan hệ
tình cảm đó có thể ảnh hưởng không tốt đến nhóm làm việc. Khi quan hệ
tình cảm giữa hai người tiến triển tốt đẹp, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và toại
nguyện. Nhưng nếu quan hệ giữa họ xấu đi, họ sẽ luôn trong tâm trạng ủ
dột và không tập trung làm việc, từ đó, ít nhiều ảnh hưởng đến các cộng sự
khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp được “một nửa còn lại” của mình nhưng
công ty lại ngăn cấm chuyện tình cảm giữa hai người? Nếu để mối quan hệ