bạn còn có thể nhớ chi tiết những tình huống, thử thách mình từng trải qua.
Bạn sẽ cảm giác như mình vừa leo lên một con dốc ngoằn ngoèo với bao
hiểm nguy, gian khổ. Chỉ riêng mọi việc bạn làm đã là một kinh nghiệm và
do đó, bạn đang dành nhiều thời gian học hỏi hơn là thật sự làm việc.
Sau năm đầu tiên, bạn vẫn có thể quyết định thay đổi chỗ làm hoặc thay
đổi công việc của mình. Lý do có thể là: bạn yêu thích công việc đó nhưng
lại không phù hợp với văn hóa công ty; hay ngược lại - bạn hòa hợp với
văn hóa công ty nhưng lại không thích công việc đang làm. Cũng có thể,
bạn không thích cả công việc lẫn công ty này, chẳng qua bạn chỉ vô tình
biết được nó qua mẩu quảng cáo trên báo và xin làm thử mà thôi... Dĩ nhiên
bạn đủ sáng suốt để nhận biết đó có phải là công việc phù hợp với khả năng
chuyên môn, hay đáp ứng được kỳ vọng của bạn hay không. Sau đây, tôi
muốn đưa ra một vài gợi ý giúp bạn xem xét sự việc nếu bạn có dự định
thay đổi công việc.
Trước hết, hãy tự hỏi: “Tình hình thật sự khó khăn hay chỉ vì bản thân
mình cảm thấy thất vọng?”. Thất vọng đối với công việc trong khoảng thời
gian này là điều hoàn toàn bình thường. Đừng quên bạn vẫn đang trong quá
trình chuyển đổi từ một sinh viên sang một nhân viên chuyên nghiệp. Bạn
đang phải tập quen dần với rất nhiều thay đổi, từ giờ giấc, cách làm việc
đến cách giao tiếp ứng xử… Bất kỳ khi nào cảm thấy thất vọng và muốn
biết mình có chọn lựa đúng hay không, bạn hãy tự hỏi: “Tại sao mình lại
rơi vào tình trạng này?”. Sự mệt mỏi, bệnh tật, phiền muộn, những chuyện
không vui trong gia đình, trong quan hệ bạn bè… hay bất kỳ điều gì bị dồn
nén đều có thể dẫn bạn đến khủng hoảng trong công việc và đẩy bạn đến bờ
vực.
Nếu rơi vào tình trạng này và thấy rằng công việc hiện tại chẳng đi đến
đâu, bạn cần phải thay đổi. Hãy suy nghĩ nghiêm túc công việc bạn sẽ tìm
kiếm. Hãy nhìn nhận lại điều gì khiến bạn không vừa ý đối với công việc
hiện tại? Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp:
Sếp: