cả những phương pháp từng được trau dồi và huấn luyện trên ghế nhà
trường. Các sếp có thể thay đổi liên tục nhưng không có gì bảo đảm rằng
sếp mới sẽ tốt hơn sếp cũ. Nếu không có những thất bại và sự kiện khiến
mọi thứ chuyển biến thì văn hóa công ty hiếm khi thay đổi. Tuy nhiên,
công việc của bạn thì có thể thay đổi theo thời gian, từ đơn giản cho tới
phức tạp, thậm chí có những thay đổi không thể lường trước được.
Nếu tình huống của bạn hoàn toàn khác biệt với điều tôi vừa mô tả, bạn
nên xem xét một vị trí khác ở một công ty khác. Mặc dù đây không phải là
quyết định dễ dàng và thậm chí, bạn phải cân nhắc kỹ hơn, nhưng chuyện
thay đổi công việc rất khó xác định. Để xác định điều đang xảy ra giữa bạn
và công việc bạn làm, hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
- Loại công việc nào mình thích làm trong thời gian rảnh rỗi?
- Công việc đang làm có cho mình cơ hội để làm thêm một số việc khác
mà mình thích trong thời gian rảnh không?
- Điều gì trong công việc hiện tại khác hẳn với những gì mình vẫn mong
mỏi?
Chẳng hạn, nếu bạn là người hướng ngoại nhưng lại làm việc trong văn
phòng thì rất có thể trong bạn sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa điều mình thích
và điều mình phải làm. Nhưng nếu bạn là một người thích nghiên cứu văn
bản và công việc bạn đang làm là thư ký luật sư thì đó lại là điều thuận lợi
để bạn thực hiện sở thích của mình.
Như những phần trước, bạn hãy ghi lại các câu trả lời của mình và nhìn
vào các thông tin này ở dạng tổng quát. Mục đích của bài tập này là để bạn
thấy rõ đâu là điều khiến bạn hài lòng hay không hài lòng về cấp trên, về
văn hóa công ty và về công việc hiện tại. Có thể xem như bạn đã hoàn
thành một bài tự phỏng vấn về mọi khía cạnh đối với hoàn cảnh hiện tại.
Tại sao điều này là cần thiết? Một khi không tìm thấy niềm vui, niềm say
mê trong công việc, bạn có thể nghĩ đến chuyện không tiếp tục công việc
hiện tại và tìm kiếm cơ hội mới. Khi nhìn vào các cơ hội khác, bạn cần so