hội như vậy sẽ hạn chế khả năng bạn có thể mất việc trong một năm hoặc
lâu hơn nữa.
Tôi thường đọc nhiều bản tóm tắt quá trình làm việc và kỹ năng nghề
nghiệp (gọi tắt là C.V) của những nhân viên đã làm việc ở một vị trí nào đó
được một năm, sau đó chuyển qua vị trí tương tự ở công ty khác. Một thời
gian sau, họ lại thay đổi công việc và cứ liên tục thay đổi như vậy. Tôi cho
rằng, đối với những nhân viên như thế, hoặc họ không đáp ứng được yêu
cầu công việc hoặc họ không nhận thức được điều mình muốn. Vì vậy, tôi
không đánh giá cao những người này và với vai trò là nhà tuyển dụng, tôi
sẽ không dành vị trí ưu tiên cho họ bởi họ khó lòng trụ lại công ty một cách
lâu dài.
Cho dù năm đầu khởi nghiệp của bạn là tốt đẹp hoặc chỉ tàm tạm thì bạn
vẫn nên thường xuyên cập nhật C.V của mình. C.V là bản tóm tắt quá trình
làm việc của bạn tương tự như học bạ ở trường. Cập nhật C.V cũng chính
là bạn đang chuẩn bị một hồ sơ tốt nhất về kinh nghiệm cho mình và có thể
sử dụng bất cứ khi nào bạn cần. Nếu không, sau này bạn sẽ rất khó nhớ lại
quá trình làm việc ở một khoảng thời gian nhất định nào đó trong quá khứ.
Trí nhớ của chúng ta không phải lúc nào cũng lưu giữ toàn bộ và chính xác
những gì đã xảy ra, vì vậy, bạn có thể sẽ bị mất những dữ liệu quan trọng
nếu không cập nhật C.V đều đặn.
Quyết định thay đổi việc làm không bao giờ dễ dàng, nhất là với những
người mới khởi nghiệp. Có thể bạn đã đặt nhiều hy vọng và tâm huyết vào
công việc nhưng lại cảm thấy thất vọng và cho rằng như thế là thất bại.
Đừng quên rằng môi trường công sở chỉ là một phần nhỏ để mỗi chúng ta
có thể thể hiện bản thân. Vì vậy, bạn đừng vội bi quan. Việc nhận ra tiềm
năng ẩn giấu trong mỗi người đòi hỏi không chỉ cần sống và làm việc hết
mình mà còn phải biết nhìn thẳng vào thực tế, dù cho thực tế ấy không như
mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết sử dụng “chiến thuật rút lui” khi thấy cố
gắng của mình không thể đưa đến thành công. Việc thừa nhận bản thân