người khác để phát triển vai trò “chúng ta”. Vai trò “chúng ta” mà bạn có
được lúc này có lẽ liên quan nhiều đến công việc hơn là những mối quan hệ
tình cảm thân thiết. Khi vai trò “chúng ta” càng bị thờ ơ thì sự liên hệ càng
ít. Sự lấn lướt của vai trò “chúng tôi” sẽ khiến bạn không có thời gian khắc
phục thiếu sót xảy ra đối với vai trò “chúng ta”.
Tập trung vào vai trò “chúng ta”:
Khi tập trung vào vai trò “chúng ta”, bạn sẽ thấy mình có nhiều mối quan
hệ cá nhân hơn. Để làm tốt vai trò này, bạn cần có sự chăm lo nhiều hơn về
mặt cảm xúc bởi mối quan hệ cá nhân chỉ có thể phát triển dựa trên sự sẻ
chia những suy nghĩ, tình cảm, ước mơ chân tình hai bên dành cho nhau.
Nếu bạn có nhu cầu cao trong việc giao thiệp với người khác thì đây là lĩnh
vực nên tập trung. Bạn sẽ có được sự thỏa mãn về cảm xúc từ các mối quan
hệ này.
Trong trường hợp vai trò “chúng ta” bị tan vỡ, có thể bạn sẽ rơi vào lo
lắng, suy sụp. Sự bất đồng với một người mà bạn từng đặt tất cả niềm tin,
hy vọng và hoài bão vào họ không dễ gì vượt qua được. Khi vai trò “chúng
ta” là mối quan tâm hàng đầu của bạn và bạn luôn xem nó là điểm tựa vững
chắc, ổn định trong cuộc sống thì sự đổ vỡ của vai trò đó sẽ khiến bạn cảm
thấy hụt hẫng, chới với. Cảm giác bất ổn này sẽ tiếp tục cho tới khi một
mối quan hệ khác xuất hiện, đem lại cho bạn cảm giác tin tưởng và mong
muốn tập trung vào vai trò “chúng ta” một lần nữa.
Khi bạn tập trung vào vai trò “chúng ta”, vai trò “cái tôi” có thể nhận
được sự ủng hộ hoặc bị tổn thương. Chẳng hạn, nếu trong mối quan hệ
“chúng ta”, bạn đề cao lối sống vui vẻ, năng động thì điều này cũng sẽ phát
triển ở vai trò “cái tôi”. Hoặc nếu những hoạt động của nhóm có tính chất
tiêu cực như nhậu nhẹt, buồn chán thì vai trò “cái tôi” cũng bị tác động xấu.
Vai trò “chúng tôi” - tham vọng nghề nghiệp – cũng sẽ không được đáp
ứng hoàn toàn một khi bạn dành quá nhiều thời gian cho vai trò “chúng ta”.
Điều này cũng có nghĩa bạn chỉ xem công việc là nguồn lợi tức cho phép