CÂN BẰNG CÁC VAI TRÒ
Có thể bạn chỉ muốn tập trung vào một vai trò nào đó, hoặc cũng có thể
bạn muốn cân bằng các vai trò với nhau... Lựa chọn như thế nào là tùy
thuộc ở bạn. Chỉ có điều, bạn cần hiểu được việc tập trung vào một vai trò
nào đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các vai trò khác, hoặc việc cân bằng
các vai trò đòi hỏi bạn phải nỗ lực ra sao, từ đó sẵn lòng chấp nhận niềm
vui, nỗi buồn, và những nhọc nhằn từ quyết định của mình.
Sau đây là những ưu – khuyết điểm đối với mỗi sự chọn lựa vai trò, bạn
có thể tham khảo và cân nhắc. Mục đích của tôi khi đưa ra những thông tin
này là để minh họa những kết quả đối với mỗi sự lựa chọn mà bạn tiến
hành, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trước khi cân nhắc những chọn lựa của
mình, bạn cần hiểu cụ thể về những điều ấy.
Tập trung vào “cái tôi”:
Trong trường hợp này, nhìn chung, bạn nhận được nhiều điều tốt đẹp ở
các khía cạnh tâm lý, tinh thần và thể xác, trừ phi bạn gặp những vấn đề bất
ổn về cảm xúc và tinh thần, hoặc bị bệnh tật hành hạ. Mức độ tự tin hay tự
nhận thức về chính bản thân bắt nguồn từ tình trạng cơ thể, tinh thần của
bạn.
Từ góc độ nghề nghiệp, có phải bạn thấy thoải mái khi xem công việc
của bạn chỉ là một nguồn lợi tức? Dù thích hay không, mức độ cống hiến
cho nghề nghiệp vẫn được xem xét như một sự đóng góp vững chắc. Việc
tập trung vào vai trò “cái tôi” liệu có cho phép bạn đủ thời gian và sinh lực
để làm tốt công việc? Bạn cần lập ra một kế hoạch để duy trì công việc,
phát triển nghề nghiệp nhằm nâng cao tiêu chuẩn sống của mình.
Tôi không nói rằng bạn phải dành tất cả thời gian cho công việc, tôi chỉ
muốn nói về nỗ lực 100% cho công việc khi bạn ở công sở, thay vì luôn bị
phân tâm bởi những chuyện riêng tư. Nếu bạn đồng ý với chuyện có việc
làm chỉ để kiếm tiền nhằm phát triển vai trò “cái tôi” thì điều đó có thể
chấp nhận được. Nhưng nếu cùng một lúc, bạn mong rằng thu nhập của