TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 103

Công Sứ", bây giờ chỉ còn làm thơ ký thường thôi.
Tuấn và Thanh, tiêu biểu cho hai hạng thanh niên "trí thức" Việt Nam thời
bấy giờ, tuy cũng là những phần tử trước tiên do học đường Pháp đào
tạo,cũng bỏ Hán-học nhẩy qua Tây-học, cũng ra làm việc cho "nhà nước
bảo hộ", cũng dần dần theo nếp sống của "văn minh Pháp", nhưng "đầu óc"
của hai người vẫn khác nhau như mặt trời mặt trăng. Lê văn Thanh, thì các
bạn đã biết rồi. Từ tư cách, cử chỉ, hành vi,, ngôn ngữ, chàng đã tỏ ra là
một kẻ hoàn toàn xu phụ theo Tây, dựa vào thế lực của Tây để hiếp đáp
đồng bào, để ăn hối lộ và hách dịch với mọi người. Cả thành phố, và cả
tỉnh, ai cũng sợ, nhưng ai cũng ghét.
Trần anh Tuấn thì khác hẳn. Tuy là con nhà nghèo - cha làm nghề thợ mộc -
và tuy được "quan Sứ" tin cậy và thương mến vì học lực của chàng tương
đối khá hơn cả trong tỉnh, thông thạo tiếng Pháp hơn, và có nhiều khả năng
hơn, nhưng chàng không vì thế mà hãnh diện. Trái lại, Trần anh Tuấn luôn
luôn vui vẻ, nhã nhặn với mọi người, làm việc rất thanh liêm, hành vi và
ngôn ngữ lúc nào cũng trung thực và sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ, bao bọc
cho dân chúng mỗi khi họ có việc phải đến "hầu Toà".
Về bề ngoài, ai cũng phải công nhận "thầy thông Phán Tuấn" là một người
rất hiền lành, tử tế. Từ "quan Công Sứ", quan Phó Sứ, các quan An Nam
cho đến cả ông Hương, ông Xã khắp các phủ huyện trong tỉnh, và những
anh "dân quê", tất cả đều có cảm tình với Trần anh Tuấn. Được người trên
thương, kẻ dưới trọng. Thấy Phán Tuấn vẫn không bao giờ lấy đó làm hiêu-
hiêu tự đắc đối với các bạn đồng nghiệp trong Toà, hay là bất cứ với ai.
Hơn nữa, trong đầu óc Trần anh Tuấn, có những ý nghĩ thầm kín mà không
mấy khi Tuấn muốn thố lộ ra ngoài. Nhờ có đi học ở Huế, và nghe biết rõ
nhiều chuyện về Vua Hàm-Nghi, và Vua Duy-Tân, cả hai bậc Minh quân
còn trẻ tuổi, hai đấng thanh niên anh dũng của nước nhà, Trần anh Tuấn
được thấm nhuần tư tưởng "ái quốc" của hai nhà Vua ấy. Có những đêm
vắng vẻ, một mình một bóng, dưới túp nhà tranh của chàng ở Cửa Bắc,
Tuấn nhớ đến vụ Hoàng đế Duy-Tân và nghe người ta kể lại vụ Hoàng đế
Thành Thái, Hoàng đế Hàm Nghi, cả ba đều chống lại Tây, rồi bị bắt, bị
đày xa quê hương. Tuấn suy nghĩ, xúc cảm, buồn rầu rồi tự nhiên nằm khóc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.