TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 102

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Chương 14

1916-1920
-Học trò các trường Nhà Nước đã đông
-Chữ Quốc-ngữ đã thông dụng. Chữ Hán đã bắt đầu bị chữ Quốc-ngữ và
chữ Pháp thay thế .
-1919, Sắc chỉ của Vua bãi bỏ các kỳ Thi Hương, Thi Hội (Hán-học)
-"Đèn Huê-kỳ"
-Đèn đá ngoài đường.
-Xe kéo của Quan Tuần-Vũ
-Học trò đi dự lễ tế Đức Khổng-Tư?
-Dân chúng rủ nhau đi xem chiếc máy bay đầu tiên của Pháp xuất hiện trên
vòm trời Việt-Nam .
Trần anh Tuấn đỗ bằng Thành Chung trường Quốc Học Huế tháng sáu năm
1918. Chàng mới có 16 tuổi. Kể từ lúc 8 tuổi cặp sách đến trường tỉnh học
lớp Năm, cho đến bây giờ thi đỗ "diplôme", chàng đã học được chín năm,
và sức học Pháp ngữ của chàng cũng đã khá vững rồi. Tuấn chưa đến tuổi
trưởng thành, nhưng lúc bấy giờ Tuấn thuộc vào lớp "trí thức" do học
trường Pháp mới đào tạo để làm việc cho Nhà nước Bảo-hộ. Riêng ở tỉnh
nhà, Tuấn là người đầu tiên thi đỗ bằng "Diplôme" ở trường Quốc học Huế.
Cho nên Tuấn được tiếng tăm là một tay "học thức cừ khôi" nhất trong tỉnh,
và được ông Công Sứ Pháp, chủ tỉnh, rất thương mến.
Bạn học cũ của Tuấn ở trường tỉnh, thi đỗ bằng sơ học đều được bổ dụng
làm việc ngay tại các Sở : Lục lộ, Kiểm lâm, Giây thép, nhà thương, kho
bạc, v.v... Với sức học còn ít oi, tiếng Pháp viết chưa đúng mẹo, nói chưa
đúng câu, hiểu chưa hết lời, các bạn thiếu niên ấy vẫn được tạm bổ dụng tại
các cơ sở mới vừa thiết lập, và vẫn làm được những công việc thường, do
các "quan tây" chỉ bảo lần hồi. Riêng Trần anh Tuấn được ưu đãi, nhờ học
lực của chàng. Chàng được ông Sứ tin dùng, cho lên ngay địa vị "Thông
Phán hạng nhứt", còn Ký Thanh trước kia là người thân tín của "cụ Lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.