TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 39

Phần thì đường cái gồ ghề, đấp đất chỗ trồi chỗ lũng, bánh xe niền sắt dổng
lên thụt xuống, nghiêng qua ngã lại, thật hết sức nhọc nhằn. Một lần xe qua
là một làn bụi bay tung mù mịt, mấy người ngồi trong xe phải đưa vạt áo
lên che mặt. Gặp chỗ có đá sỏi hoặc đất cục còn cứng, hai bánh xe sắt đè
nghiến xuống, kêu kẽo cà kẽo kẹt. Dân chúng ở các nhà hai bên đường kéo
nhau ra đầy sân chật ngõ để xem. Vì các đám cưới thường dân thường đi
bộ, đây là lần đầu tiên có đám cưới sang, nhà trai đi rước dâu toàn là ngồi
xe kéo. Chú rể cưỡi ngựa, đội mũ, mang giầy Hạ, mặc áo gấm sang trọng là
thầy Ký làm việc trên toà Sứ. Từ trước đến giờ họ chưa thấy đám cưới nào
sang trọng như thế. Họ trầm trồ khen ngợi và chờ chốc nữa rước cô dâu về
xem cô dâu đi bằng gì. Ai cũng biết cô dâu là cô Ba Hợi có nhan sắc nhất ở
tỉnh là con gái trưởng của ông Bá Hộ Thành, giàu nhất ở đây. Người ta đồn
rằng cô có học chữ Quốc Ngữ thật là một chuyện hiếm hoi, mới lạ.
Một lũ trẻ con đông chừng vài ba chục đứa, quần áo bẩn thỉu, nhiều đứa đã
7, 8 tuổi mà chưa mặc quần, rủ nhau đi coi đám cưới. Cha mẹ các em cũng
cho chúng đi, chứ không rầy la ngăn cản. Sẵn dịp, mấy anh "cu li xe kéo"
nhờ các em giúp sức đẩy xe dùm. Các em nô nức, cười đùa, chia ra từng
đoàn theo sau hăng hái đẩy 5 chiếc xe.
Cha mẹ các em và bà con cô bác đứng đông nghẹt ngoài đường, nhìn theo
cũng vui cười hoan hỉ. Duy có thầy Ký ngồi yên trên ngựa, làm nghiêm
không cười. Lê văn Thanh, chàng thanh niên 22 tuổi, đã làm bậc thầy, làm
thông ngôn Ký lục cho "Quan Công Sứ" trong tỉnh, tuy lúc làm việc ở toà
bị Quan Sứ gọi luôn luôn bằng "mầy", và bị quan la mắng hoài, nhưng
chàng vẫn được dân chúng sợ hãi, kính trọng, cho nên trước mặt đồng bào
Việt Nam mà chàng cho là "quê mùa", chàng rất tự cao tự đại.
Hôm nay đi cưới vợ, được sánh duyên với cô Ba Hợi, chàng thanh niên Lê
văn Thanh lại càng kiêu hãnh hơn.
Họ nhà trai đã đến trước ngõ nhà gái. Năm chiếc xe ba gọng, để khách
bước xuống. Lê văn Thanh cũng xuống ngựa. Trong sân ông Bá Hộ nổ liền
ba tiếng pháo tre kêu chát chúa "Ầm!..Ầm!.." y như ba tiếng súng đại bác.
Thời bấy giờ các phong pháo bọc bằng giấy chưa được lưu hành và thông
dụng như ngày nay . Ba tiếng pháo tre chào mừng vừa dứt thì họ nhà trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.