TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 408

niên trí thức và trung học thì rất cảm phục lòng ái quốc hăng say và hy sinh
cao cả của Nguyễn Thái Học và Nguyễn thị Giang. Hầu hết dân chúng
miền trung chỉ nghe tin tức qua báo “ Tiếng Dân “ của cụ Huỳnh Thúc
Kháng, nhưng chính cơ quan tranh đấu độc nhất ở Trung kỳ, do nhà cách
mạng nổi danh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, vẫn hết sức dè dặt không hăng
say mấy.
Duy có Saigon, cả báo Tây lẫn báo Việt đều nói đến nhiều nhất. Nhưng ở
đâu dư luận báo chí và dân chúng chia làm 3 phe : một phe gồm toàn các
báo thực dân Pháp và một số báo Việt của các nhà tư bản, điền chủ, đốc
phủ sứ, công kích việc “phiến loạn“ của VNQDÐ. Một phu trung lập như
báo Phụ Nữ Tân Văn, do Phan Khôi làm chủ bút, thì chỉ nhận xét vụ
VNQDÐ theo bài Sấm của Trạng Trình. Tờ tuần báo Phụ nữ tân văn cho
rằng biến cố VNQDÐ chỉ là một sự kiện tiền định của Lịch Sử, là không
khen không chê.
Trái lại, có một số báo chính trị bằng Pháp văn của những người thanh niên
trí thức, thì nhiệt liệt tán thưởng cuộc Khởi Nghĩa của VNQDÐ.
Giới học sinh Hà Nội, phần đông ở hai tư thục lớn nhất, Thăng Long (của
người Việt), Gia Long (của người Pháp) và trường (trung học bảo hộ) của
Nhà Nước, xôn xao khá nhiều trong một tháng đầu. Nhưng rồi người ta
thấy thấy có nhiều tụi học sinh làm dọ thám, chuyên môn đi nghe ngóng
các câu chuyện thì thầm của bạn bè hoặc thường đi xe đạp rảo qua các nhà
trọ của học sinh, hay vờ vĩnh đến nhà bạn chơi để lục soát sách vở vì thế
mà dần dần có một cuộc “âm mưu của im lặng” theo chữ Pháp thông dụng
lúc bấy giờ trong trường hợp đó “ une conspiration du silence”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.