dấu hiệu sinh tồn nữa . Phương biến đi đâu mất . Nhiều anh em cho rằng
Trương Tửu là Ðệ Tứ, nhóm báo “ Tiến Bộ “ của Nguyễn Uyễn Diễm cũng
là Ðệ Tứ . Nhưng Tuấn biết rõ các nhóm lẽ tẻ này, chỉ có cảm tình với Ðệ
Tứ ghét Ðệ Tam, nhưng có tư tưởng xã hội lờ mờ, chưa dứt khoát . Cho nên
họ sống riêng rẻ, không liên kết với nhau . Trương Tửu cho bọn
“Tiến Bộ “ của Uyễn Diễm là “ hủ nho “ vì bọn này học chủ nghĩa cộng sản
qua các sách Tàu và hiểu biết thô sơ, tạp nhạp về lý thuyết mà thôi . Bùi
Ngọc Ái thì quốc gia “ Ultra “ rất ghét Ðệ Tam .
Trương Tửu ở trong thời kỳ ham mê nghiên cứu, thích làm nhà “ học giả “
hơn là nhà cách mạng chính trị . Anh ta đọc Karl Marx, Lénine cũng hào
hứng như đọc Nietzsche, Freud, Bergson và Nguyễn Du .
Các đảng chính trị khác như Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở Hà Nội, Việt
Nam Phục Quốc hội ở Saigon, Tân Việt đảng ở Huế, không rục rịch từ lâu .
Tất cả đều âm thầm ngay thời Mặt trận Bình dân. Ðảng viên hầu hết là trí
thức tiêủ tư sản, đa số ở trong giới giáo học, trợ giáo, công chức văn nghệ,
như Ðào Duy Anh ( Huế ), Lan Khai ( Hà Nội ), Nguyễn Văn Sâm ( Saigon
) v.v… Tinh thần cách mạng của quảng đại quần chúng hãy còn rụt rè, yếu
ớt .
Ảnh hưởng thực dân Pháp còn sâu đậm trong dân chúng .
Học sinh Nam Trung Bắc cũng như sinh viên Cao đẳng Hà Nội tiếp tục
chăm lo học hành, không tham gia chính trị nữa . Thời kỳ bãi khóa để kêu
gọi ân xá cụ Phan Bôị Châu đã qua lâu rồi “Ông Già Bến Ngự “ nằm trong
chiếc thuyền nan lơ lửng trên sông Hương, khóc mây, khóc gió . Nghèo hết
người giúp đỡ, cụ với tên đầy tớ tên là Lãng, chèo ghe đi Cửa Thuận An,
mỗi tháng mấy lần buôn gạo về bán ở ngay cái chòi lá nơi góc vườn nhà cụ,
bên hông chùa Từ Ðàm .
Tuấn từ Hà Nội đi Saigon có ghé Huế vào đây thăm cụ . Hàng xóm đến
mua gạo của cụ, kẻ một lon người hai lon, toàn là dân nghèo . Cụ kiếm lời
mỗi lon một, hai xu .
Thỉnh thoảng cụ có làm một vài bài thơ khí khái, viết một vài câu chuyện
đạo đức, như
“Dây và Dao “ đăng trong báo Tiếng Dân . Cụ Huỳnh Thúc Kháng tặng cụ