chớ làm phách với nhà mình sao được ?
- Chắc có lẽ chú ỷ thằng Chuột học giỏi hơn con ?
Ký Thanh làm thinh , ganh ghét thằng Chuột nhưng không làm sao được.
Ông Hương Cả đoán như có phần đúng hẳn. Thằng Chuột -- từ nay chúng
ta gọi tên chính thức của chính nó là Trần Anh Tuấn -- đã cắp vỡ đi học
trường Nhà Nước sớm hơn Lê văn Thanh hai năm. Các bạn còn nhớ hồi đó
nó mới 8 tuổi chưa biết mặc áo quần , vì thầy giáo quen với cha nó , doạ nạt
nếu nó không đi học trường Nhà Nước thì cha mẹ nó sẽ bị quan tây bỏ tù ,
cho nên nó phải cắp vở đi học A, B,C...
Hai năm sau , Lê văn Thanh nhờ thằng Chuột dạy lại A, B , C... cho chàng ,
rồi chàng xin vào học lớp Năm "Trường Nhà Nước" , thì giờ bà con trong
tỉnh và ở cửa Bắc , không gọi nó là thằng Chuột nữa , mà gọi nó đỗ bằng
"ri-me" , vì Trần Anh Tuấn là người học trò đầu tiên ở cửa Bắc học chữ tây
đã thi đổ cấp bằng ấy. Đáng lý ra , Tuấn được danh vị mới là "Tân Học
Khoá Sanh ". Nhưng theo lệ làng đã có từ thời Nho học , người nào thi đỗ
một cấp bằng mới , được chức mới , phải giết bò giết heo "khao làng" ( đãi
làng ) thì dân chúng trong làng cũng như trong tỉnh , mới chính thức gọi kẻ
tân khoa bằng chức vị mới. Không phải thi đỗ Tú Tài , Cử Nhân là được
người ta gọi "ông Tú ", "ông Cử" đâu. Phải làm tiệc khao làng , đãi toàn thể
dân làng ăn uống rồi mới được dân làng gọi "ông Tú ", "ông Cử". Tục lệ
"xôi thịt" ấy có từ thời khoa cử cựu học , thời đại phong kiến của chế độ
quân chủ , vẫn cứ duy trì với trào lưu tân học.
Vì Tuấn con nhà nghèo , gia đình chú thợ mộc không có tiền để khao làng
xã , cho nên Trần Anh Tuấn thi đỗ "ri-me" , vẫn bị dân làng gọi là "trò
Chuột" , chớ không ai gọi là "cậu Khoá". Vả lại , Tuấn, mới 12 tuổi , nên bị
coi như là con nít , không được người ta trọng vọng.
Trái lại , hai năm sau Tuấn , Lê văn Thanh thi đỗ bằng "ri-me", nhờ nhà
nước hạ lệnh "đón rước tân khoa" và nhờ ông Xã Quý giết bò , giết heo , để
đãi làng ăn uống phủ phê suốt hai ba ngày , cho nên Thanh được dân làng
tâng bốc. Kế đó , Thanh được bổ làm thông ngôn ký lục ở toà Sứ , lại khao
lần nữa , mới được làng gọi là thầy "Ký".
Trần anh Tuấn , con chú thợ mộc , nghèo , không có ruộng đất , tuy học