hoạt động lén lút, chưa dám công khai, vì không một lãnh tụ nào tin tưởng
vào sự thành công dễ dàng và mau chóng của công việc mạo hiểm của
mình. Ảnh hưởng thâm đậm của Pháp hãy còn mãnh liệt trên khắp các từng
lớp nhân dân thuộc địa.
Tuấn theo dõi sát tình hình chiến cuộc Pháp Ðức ở Tây Âu , Nhật Tàu ở
Ðông Dương, và cuộc diện Ðông dương tuy bề ngoài trầm lặng, nhưng
không phải không ngấm ngầm sôi đông bên trong.
Một vài biện pháp thông thường, tuy đối với dân An nam hãy còn mới lạ
như phòng thủ thụ động, đào hầm trú ẩn, bọc đèn chiến tranh bằng vải đen,
như đã nói ở trên, ngoài ra không có thay đổi lớn lao, rõ rệt hơn.
Sau phong trào xôn xao của vài tuần lễ đầu, từ khi Pháp tuyên chiến ngày
3/9, đời sống hằng ngày của dân chúng trở lại bình thản, giống như tình
hình chiến cuộc bất động ở tiền tuyến Pháp vậy.
Riêng Tuấn để ý thấy từ tuần lễ thứ ba, những chuyến tàu điện ( tramway)
trên đường Hà Nội - Hà Đông , khởi chạy từ 3 giờ sáng ( thường nhật chỉ
bắt đầu chạy lúc 5 giờ) và chở toàn lính khố đỏ An nam ( tirailleurs
Annamites) của “Ðệ Nhứt sư đoàn bộ binh thuộc địa ( 1er légiment de l’
Infanterie coloniale) gọi tắt là R.I.C do sĩ quan Pháp chỉ huy.
Tuấn đoán chừng họ đi tập trận, nhưng không biết tập ở địa điểm nào, và
muốn xem họ tập trận như htế nào. Tò mò, Tuấn tìm đến nhà một người đội
khố đỏ Bắc kỳ quen biết đã lâu ( gọi là “ khối đỏ “ danh từ đặc biệt An
nam, không dịch đúng theo danh từ Pháp “ tirailleur “ chỉ binh chủng bộ
binh thuộc địa, đóng một khố vải đỏ nơi lưng quần, và quấn chân đỏ, khác
với lính khố xanh ( lính tập), và lính khố vàng riêng biệt của vua An nam ở
Huế.). Ông này cho Tuấn biết là cuộc tập trận dọc theo đường Hà Đông,
phía trên làng Mộc Nhân khoảng 5 cây số, từ 3 giờ 40 sáng đến 4 giờ 50
sáng.
Có khi tập nơi làng Bưởi hoặc làng Bạch Mai. Ông đội thuật lại cho Tuấn
nghe nhiều chi tiết khá hấp dẫn của một cuộc tập trận, trong đó sư đoàn bộ
binh chia thành hai phe địch thủ, tranh nhau chiếm một địa điểm đã chỉ
định trước. Xe tăn không tham gia tập trận vì xe tăn và xe thiết giáp hầu hết
là cũ kỹ, đồ thừa thãi của Pháp từ Ðệ Nhất thế chiến còn lại, bố thí cho