khởi phát bằng sự lặng lẽ bất thường ở tiền tuyến. Hai bên địch thủ chĩa
súng gờm nhau, nhưng chưa khai hỏa.
Các báo Anh, Pháp, Mỹ và chung cả thế giới bắt đầu bình luận liên miên về
“ chiến tranh quái gở “ - une drôle de guerre, mà một bên là Ðức, một bên
là Pháp và Anh, đều án binh bất động, Mỹ còn đứng vòng ngoài, Nga vờ
nắm tay đồng loã với Ðức và đang âm thầm chuẩn bị.
Hitler vừa hùng hổ kéo quân xâm chiếm Dantzig, rồi lần lượt Ba Lan, Tiệp
Khắc, Autriche (Áo).
Thế giời có cảm tưởng như con cọp vừa ăn no nê mấy con mồi, nằm lim
dim ngủ, chờ bụng đói sẽ vùng dậy băng rừng.
Cả Âu châu đều hồi hộp đợi chờ. ở Ðông dưong cũng vậy.
Trong lúc tình hình chiến tranh ở Tây phương bỗng dưng trầm lặng, các
báo Pháp ở Paris không có tin tức chiến sự nào “ giựt gân “để loan truyền,
thi đua nhau viết bài đề cao quân đội Pháp và đại tướng Gamelin, Tổng tư
lệnh tối cao Quân đội Pháp và Ðồng minh.
Ðại đa số, có thể nói là hầu hết giới trí thức An nam cả giới trí thức cách
mạng, đều vồn vả đọc báo Pháp và đều tin tưởng vào những lời tuyên
truyền kia, vì thực ra mình có biết gì về giá trị và những bí mật của quân
đội Pháp và vị Thống tướng của họ đâu.
Mình nghĩ rằng, để đương đầu với một nước Ðại Ðức ( Grand Riche
Allemand) dưới quyền lãnh đạo của nhà độc tài ghê gớm Adolf Hitler đã
gây ra sóng gió ở Trung Âu và đã làm cho cả thế giới kinh hãi, thì tất nhiên
nước Pháp và Ðồng minh là nước Anh ( Mỹ còn đứng ngoài vòng chiến) đã
phải chuẩn bị sẵn sàng với lực lượng hùng dũng, mạnh hơn hoặc ít nhất
cũng tương đương với quân lực Hitler.
Quân Anh đã đổ bộ lên đất Pháp, đóng dọc theo biên giới Pháp, Bỉ, để sẵn
sàng bảo vệ hai nước Bỉ và Hoà Lan với sự yêu cầu của hai vương quốc
này, mặc dầu cả hai đã chính thức tuyên bố trung lập, nghĩa là không tham
chiến.
Chiến lũy Maginot ( tên Bộ trưởng Chiến tranh Pháp chủ trương đắp chiến
lũy này) dọc theo bờ sông Rhin, được tăng cường với một lực lượng hùng
hậu bằng pháo binh, bộ binh, và xe thiết giáp. Nhưng quân lính nơi đây đã