của hai nhật báo Pháp La Dépêche và L’Opinion) Tờ "La Dépêche" và tờ
Ðiện Tín ( của Henri de la Chevrotière, một thực dân khét tiếng ở Nam kỳ)
là hai tờ báo rất chạy ở Saigon và Lục Tỉnh.
- Loại thứ hai của tư bản An nam, cũng có tính cách hoàn toàn thương mãi :
Sài Thành ( của Bút trà Nguyễn Đức Nhuận) hoặc của đảng phái chính trị
như Ðuốc Nhà Nam ( của Nguyễn Văn Sâm), L’Echo Annamite ( của
Nguyễn Phan Long) v.v…
Báo cộng sản ( La Lutte) của nhóm Ðệ Tứ Quốc Tế ( Tạ Thu Thâu, Trần
Văn Thạch) và báo của nhóm Ðệ Tam ( Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn
Tạo), vẫn còn hoạt động hồi đầu tháng 9/1939.
Các báo cách mạng quốc gia có xu hướng hơi quá khích một chút đều lần
lượt bị đóng cửa hết.
Về Văn Nghệ, còn tờ tuần báo Mai ( của Ðào Trinh Nhất) có đôi chút ảnh
hưởng với một số văn nghệ trẻ Nam kỳ.
Ðó là tình trạng báo chí tổng quát của ba xứ An-na-mít khi Ðệ Nhị Thế
Chiến bùng nổ ở Âu châu.
Dưới lớp vỏ bề ngoài, chính trị, xã hội, văn hoá, nẩy nở thịnh vượng trong
khuôn khổ đô hộ của chế độ thực dân Pháp, như tôi đã phác hoạ trên, dân
tộc An nam vẫn còn say chìm trong giấc ngủ mê man của thế kỷ.
Việt Nam chưa tỉnh dậy. Hồn thiêng của đất nước Tiên Rồng như còn
phảng phất đâu đâu trong các đền đài của Lịch sử.
Sức đè nén thực tế, nhiều khi vô hình, nhưng luôn luôn hiện hữu, quyế liệt
của thực dân dùi cui ( colonialisme à la trique) mà kẻ cầm quyền Pháp và
bọn tôi tớ vô liêm sĩ của họ gọi tâng bốc là “ Thái Bình Pháp “ – La Paix
Francaise, hầu như được coi là một định luật và được đa số thụ động chấp
nhận như một sự kiện mặc nhiên của Lịch sử.
Nói đúng, thì nhiệt khí cách mạng đã phun ra từng lúc, từng hồi, như một
hỏa diệm sơn còn sôi ngầm trong lòng đất, tiếng gầm thét thỉnh thoảng đã
vang lên, chuyển động bốn phương trời như một căm thù triền miên từ vạn
cổ nhưng thời tiết chính trị vẫn còn trong sáng, dân tâm chưa sôi động, dân
tình còn xao lãng, lan man.
Vả lại, tiếng súng ở biên thùy Pháp - Ðức cũng còn im lìm. Chiến tranh