của Henri de Montpezat, France Indochine của Thiếu tá hưu trí J.Foroponf,
L’ Avenir du Tonkin của Massais, L’ Avenir của luật sư Tavernir. Tờ L’
Indépendence Tonkinois ( của một bà Ðầm) bị đóng cửa.
Ngoài ra, có một tờ tuần báo L’ Indochine của De Saumont, hài hước,
chuyên môn công kích các nhà cầm quyền thuộc địa Pháp bằng lối khôi
hài, được một số độc giả thanh niên trí thức hoan nghênh.
Thiên Chúa giáo có tờ Nhật báo Trung Hoa ở góc đường Borgnes
Desbordes và đường Nhà Chung, không được phổ biến mấy, và có tính chất
hoàn toàn tôn giáo.
Phật giáo có nguyệt san Ðuốc Tuệ, xuất bản tại chùa Quán Sứ, đường
Richard do Hoà thượng Tố Liên, và cựu Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc.
Phủ Toàn Quyền Pháp cũng cho xuất bản một tuần báo dưới hình thức tạp
san in tranh ảnh chính trị và văn nghệ L’ Indochine (Ðông dương). Về
chính trị, dĩ nhiên nó là cơ quan tuyên truyền chính sách thực dân Pháp.
Nhưng về văn học và khảo cứu, có nhiều bài có giá trị.
Hải Phòng cũng có hai tờ báo Pháp ngữ của người Pháp, chuyên về chính
trị và kinh tế : Le Courrier d’ Haỉ Phòng và L’ Eveil économique của
Coucherousset.
Huế, Ðế Ðô Trung kỳ, chỉ có hai tờ báo, cả hai đều do phái Bảo Hoàng chủ
trương suy tôn Bảo Ðại và Nam Phương Hoàng hậu: Tràng An ( việt ngữ
của Bùi Huy Tín, chủ nhân và nhà sách), La Gazette de Huế ( pháp ngữ do
Nguyễn Tiến Lãng viết văn Pháp, Phủ Doãn Thừa Thiên và rể Phạm
Quỳnh, làm chủ bút). Phạm Văn Ký, một thi sĩ làm thơ Pháp, khá nổi danh
với thi phẩm Une Voix sur la Voie xuất bản ở Saigon, được gọi về công tác
trong văn nghệ.
Hai tờ báo trên đây, chỉ có giới trí thức ở Huế đọc mà thôi, không được lưu
hành nhiều ở các tỉnh.
Saigòn - Nhựt báo ( tiếng bình dân thông dụng gọi là nhựt trình) ở Thủ Ðô
Nam kỳ hồi đầu Chiến tranh thế giới cũng hầu hết là những tờ báo xuất bản
đã lâu năm, và chia làm hai loại :
- Loại do tư bản Pháp xuất vốn ra làm, với sự cộng tác của những người tư
bản và trưởng giả An nam, như Ðiện Tín, Công Luận ( hai ấn bản quốc ngữ