Pháp, đè bẹp cộng hòa Pháp dưới huy hiệu chữ Vạn "ngược" của y.
Tâm lý bình dân che đậy sự ước mong được thấy cuộc trả thù gián tiếp đối
với người Pháp là kẻ đã ỷ thế hiếp đáp dân An nam mình.
Ðó là ý nghĩ thầm kín của đại đa số người thường dân An nam ở Cần Thơ,
Tây Ninh, Vũng Tàu cũng như ở Saigon, Huế, Nha Trang, Hà Nôị, Hải
Phòng, Nam Định, Yên Bái …Lạng Sơn, trong cuộc đi tiếp xúc tìm hiểu
của Tuấn với đồng bào khắp nơi.
Tuy nhiên, bề ngoài, không khí vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng mấy
vì Chiến tranh Pháp Ðức và Âu châu trong những ngày đầu tháng 9-1939.
Trừ một vài cuộc “ tập phòng thủ thụ động “ ( exercice de défense passive)
để lấy lệ vậy thôi, không sốt sắng mấy, gần như một trò giải trí của chiến
tranh, và lịnh đào hầm trú ẩn mà dân chúng tuân theo một cách lơ là, đời
sống thực tế hằng ngày không thay đổi bao nhiêu.
Ban đêm, đèn chiến tranh bọc bằng vải đen như vải tang ở trong nhà và
ngoài phố, tạo ra không khí u ám nặng nề. Nhưng chỉ vài tuần lễ đầu ai nấy
cũng âm thầm chờ đợi, rồi dần dần, từ ngaỳ 10 tháng 9 trở về sau, bóng đen
phủ vải đen trở thành một yếu tố quen thuộc trong gia đình cũng như ngoài
phố. Nó không còn là một đề tài để dân chúng bàn tán xôn xao như mấy
đêm đầu. Việc buôn bán không thay đổi hình thức, không bị hạn chế, không
có chợ đen, không có đầu cơ tích trữ.
Pháp luật, và nhất là kỷ luật xã hội, được triệt để tôn trọng, như bất cứ lúc
nào.
Chính phủ thuộc địa Pháp có mộ thêm lính An nam để tăng gia quân số ở
Ðông dương và gửi qua Pháp. Nhưng người ta chỉ kêu gọi những người
tình nguyện. Dân An nam, ngay cả ở Saigon và lục tỉnh là “đất của Pháp “
không bị cưỡng bách tòng quân. Chế độ quân dịch chưa có, không có tổng
động viên trong một lĩnh vực nào cả. Thanh niên học sinh vẫn tiếp tục đi
học như thường lệ, và ngoan ngoãn, vô tư lự. Dĩ nhiên không hề có bóng
dáng cao bồi, du đãng, đợt sóng mới, tóc dài, quần túm, v.v…
Thuần phong mỹ tục và luân lý gia đình xã hội, được tự người An nam giữ
gìn lấy. Người Pháp không bắt buộc, cũng không khuyến khích, nói tóm lại
là không can thiệp vào nếp sống truyền thống riêng của dân tộc “An-na-mít