Nguyễn Vỹ
Tuấn, chàng trai đất Việt
Chương 8
1910-1916
-Những kẻ nịnh Tây, tâng bốc "Quan Lớn Đại Pháp" .
-Trường Quốc Học Huế đến năm 1907 mới có kỳ thi Tiểu-học đầu tiên.
-Trường Nữ-học Đồng Khánh Huế mở năm 1917.
- Năm 1910, toàn xứ Trung-kỳ tổng cộng chỉ có 1595 học sinh.
- Chiếc xe hơi đầu tiên. Dân chúng hoảng sợ.
- Saigòn năm 1910 tổng cộng dân số : 70.000 người, trong đó chỉ có 40.000
người Việt.
- Có chiếc "xe máy" (xe đạp ) là "văn minh" nhất.
- Saigòn năm 1910, chỉ có tất cả là 5 chiếc ôtô của Pháp.
- Thanh niên Saigòn mang giầy "ma mị"
- Vụ Vua Duy-tân, tháng 5 năm 1916, Huế.
- Ảnh hưởng của Vua Duy-tân ( 16 tuổi ) đối với thanh niên Việt Nam hồi
đó.
- Vụ giặc Đồng Bào năm 1908.
Thanh niên Việt Nam theo tân trào tây học ,vào khoảng 1910-1916, không
phải tất cả đều như Lê văn Thanh. Nhưng Thanh là một nhân vật điển hình
của một lớp trẻ mới tiếp xúc lần đầu tiên với uy quyền của nước Pháp bảo
hộ, khiếp sợ trước binh lực hùng cường của người Pháp, và khâm phục văn
minh cơ khí của Pháp, cho nên họ hùa theo đám quan lại nịnh tây mà tôn kẻ
chiến thắng bằng những danh từ tâng bốc thông dụng từ Bắc đến Nam
:"Quan Thầy Đại Pháp", "Nhà Nước Đại Pháp"... --"Mẫu Quốc Bảo Hộ"
v.v...
Mà chính người Pháp cũng không ngờ. Những khẩu hiệu chính thức ấy
không phải do người Pháp đặt ra. Phải nhìn nhận một sự thật rõ ràng là
ngay từ lúc Pháp mới sang đô hộ xứ ta, họ chỉ tuyên truyền và đề cao văn
minh của họ mà thôi, chớ không khi nào họ bắt buộc người Việt Nam phải
suy tôn họ bằng những câu nịnh bợ như trên kia. Họ chỉ gọi xứ họ là "nước