Nguyễn Vỹ
Tuấn, chàng trai đất Việt
Sửa chánh tả: ThanhVien
CHƯƠNG 60
1940 – 1941
- Quân đội Nhật đóng tại Hà Nội, Hải Phòng, rôì chiếm lần vào Huế, Ðà
Nẵng, Cam Ranh, Saigon.
- Thái độ của họ đối với dân chúng An nam .
- Xiêm la đổi tên là Thái Lan và Ðồng Minh với Nhật .
- Thái Lan tuyên chiến với Pháp
- Ở Cao Miên
- Mỹ tuyên chiến với Nhật .
- Những hoạt động chống Nhật và thân Nhật .
Tháng 9 năm 1940, Quân đội Nhật hoàng chỉ đến đóng ở Hà Nội và Hải
Phòng và các tỉnh có đường xe lửa qua Trung Hoa, để “ kiểm soát “ các
chuyến xe lửa không được chở khí giới qua các biên giới Tàu . Họ được
quyền xử dụng ba sân bay ở Gia Lâm ( Hà Nội ), Lào Cay và Phủ Lạng
Thương .
Lính Nhật mới chân ướt chân ráo đến Hà Nội để chứng tỏ một mặc cảm tự
kiêu, tự đại, gây ra một thành kiến tàn bạo cho dân chúng “ An nam “ khiếp
sợ . Thí dụ như tiếng đồn sâu rộng trong dân gian rằng khi người Nhật bắt
được một kẻ trộm, kẻ cắp, thì họ sẽ chặt đứt 5 ngón tay của tội nhân .
Người nào chống đối họ, họ chém đầu liền .
Cả những người Pháp ở Hà Nội cũng lo sợ …Một bà đầm gặp người lính
Nhật ngoài phố, không chào hắn, hoặc nhìn hắn với cặp mắt khinh khỉnh, là
bị hắn xấn tới đánh một tát tai nẩy lửa liền, và chửi tơi bời . Nghe nói một
ông quan Toà Pháp bị một tên lính Nhật đánh ngay trước cổng Toà, cũng vì
nguyên nhân ấy . Chánh quyền Pháp bất lực, can thiệp không hiệu quả,
đành đăng báo khuyên dân chúng Pháp, Nam “đối xử nhã nhặn và thân
thiện với quân đội Nhật hoàng “ ( Les soldats du Mikado ) .
Lính Nhật tổng số đóng ở Bắc kỳ là 6000 người, không được cảm tình của