dân chúng, cả tụi con nít ngây thơ và hiếu kỳ thường bu theo họ để làm
quen . Phần đông lính Nhật có điệu bộ cứng rắn, nghiêm nghị, khiến
thường dân không dám tiếp xúc với họ . Ða số đeo kính trắng, ra vẻ người
trí thức, và hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan đều đeo gươm, cái vỏ gươm bằng gỗ
dài lòng thòng, mà họ kéo kêu lạch cạch trên đường phố .
Một năm sau, ngày 27-7-1941, một hiệp ước mới ký kết giữa Pháp và Nhật
để cho quân đội Nhật hoàng vào đóng ở Huế, Ðà Nẵng, Cam Ranh, và cuối
cùng vào Saigon và các tỉnh Nam kỳ . Tất cả vào khoảng 35.000 người .
Nước Xiêm ( Siam ) ký hiệp ước đồng minh với Nhật, và đổi tên là Thái
Lan, ( Thailand ) được Nhật xúi dục tuyên chiến với chính phủ thuộc địa
Pháp ở Ðông dương, để đòi lại hai tỉnh Battambang và Siemréap của Cao
Miên, sát biên giới Xiêm . Thái Lan bảo là đất nguyên thủy của họ .
Lính khố đỏ An nam ở Hà Nội do bộ chỉ huy Pháp đưa đi xe lửa tốc hành
vào Saigon để lên Cao Miên đánh giặc Xiêm .
Tuấn xen lẫn trong đám đông dân chúng Hà Nội đi xem cuộc huy động ồn
ào náo nhiệt đó tại phố Sanh từ và nhà ga lớn ở Hà Nội, lúc 7 giờ tối một
đêm Hè . Tuấn hỏi một anh lính :
- Ðánh giặc Xiêm thì có lính Cao Miên và lính Tây . Sao các anh cũng đi
đánh ?
Người lính khố đỏ “ An nam “ thản nhiên đáp :
- Chúng tôi là lính, quan trên sai đi đâu thì đi đó, chứ biết thế nào mà nói .
Một thầy đội quen biết với Tuấn cũng trả lời y như thế .
Tuấn hỏi :
- Theo anh, thì tụi Xiêm sẽ thắng, hay là Ðông dương sẽ thắng ?
Ông đội khố đỏ cười :
- Có lính An nam mình dự trận, thì Xiêm làm sao thắng nổi ?
Chiến tranh bắt đầu tháng 11-1940, chỉ kéo dài không quá 2 tuần lễ . Lính
khố đỏ An nam chiếm đóng biên giới Cao Miên . Lính Xiêm không dám
tấn công . Một trận thủy chiến xẩy ra trên vịnh Thái Lan . 3 tàu chiến Xiêm
bị Hải Quân Pháp đánh đắm . Thái Lan tổn thất nặng nề và hoàn toàn bại
trận . Nhưng Nhật Bản nhẩy vào can thiệp, ép buộc Pháp phải nhượng bộ
Thái Lan. Rốt cuộc, Thái Lan thua mà thắng !