Mỗi bửa ăn trưa và tối , một người lính Nhật đem đẩy vào cổng chuồng một
mâm gỗ đựng bốn bát cơm có sẵn đồ ăn , mỗi người lấy một bát và một cái
muỗng . Tuấn chẳng biết là thức ăn gì , nhưng nuốt vào sặc mùi dầu, ăn hôi
rình . Phải ăn cho kỳ hết . Tuấn bỏ mứa một lần nửa bát , bị thằng lính Nhật
ở ngoài thò roi vào quất trên đầu ba roi rỉ máu . Tuấn mửa hết cả ra chiếu .
Bị giam trong chuồng chó 15 hôm . Tuấn bị dẫn ba lần lên lầu hai , vào một
phòng riêng để Nhật lấy khẩu cung .
Một sĩ quan Nhật đeo trên cánh tay một băng trắng viết chữ đỏ bằng Hán tự
“ Hiến Binh Ðội Trưởng “, có một người An nam làm thông ngôn . Tên
thông ngôn cũng mặc quân phục Nhật , tuy hắn là dân sự . Người thời bấy
giờ có đặt một danh từ riêng để chỉ bọn thông ngôn và tình báo cho Nhật là
“ Jap-lô canh “ . Tiếng ấy thông dụng đến cả giới bình dân An nam , vì bọn
làm mật vụ cho Nhật , và làm tình báo viên , lúc bấy giờ rất đông . Hầu hết
là bọn thất nghiệp , trí thức dở mùa , xu thời , đón gió .
Người điềm chỉ cho Kampétai bắt Tuấn là một cậu “ văn sĩ ba xu “ viết
truyện kiếm hiệp cho một vài nhà buôn chuyên môn xuất bản loại chuyện
đó , bán mỗi cuốn 3 xu .
Sau ba lần lấy khẩu cung , Tuấn thoát chết nhờ đêm Ba mươi Tết tối trời (
Tết năm Nhâm Ngọ ,1942) , trong một trường hợp phi thường , và trốn
được ra ngoài . Nhưng ngay sáng hôm đó , Tuấn bị bắt lại trước đền Trấn
Quốc , trên bờ Hồ Tây , đến nhà thờ “Ðức Thánh Ðồng Ðen “ .
Lần này , Tuấn bị Mật thám Pháp bắt và bị đày đi an trí tại một nơi rừng
thiêng nước độc của dân thiểu số Radhé thuộc huyện Củng Sơn , tỉnh Phú
Yên , Trung kỳ .
Nơi nhà giam này , Tuấn gặp nhiều người tù khác , quê quán Thanh Hoá
đến Phan Rang , và thuộc nhiều đảng phái khác nhau : Cộng sản độ 70
người , trong số đó có Hà Huy Giáp , Buì Công Trừng , Hồ Tùng Mậu ,
Lưu Quí Kỳ , Trần Công Khanh , Trần Đình Tri v.v…
Ðảng Ngô Ðình Diệm ( Không phải Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường
Ðể , tuy rằng Ngô Đình Diệm là đại diện của Cường Ðể ở Trung Kỳ cũng
như Vũ Đình Duy ở Bắc kỳ và Trần Văn An ở Nam Kỳ ) , 4 hay 5 người ,
trong đó có Lương Duy Ủy , Võ Như Nguyện , Linh mục Hiền ( thưòng gọi