Nguyễn Tường Tam mặc quân phục Nhật đeo lon sĩ quan Nhật , mang
gươm , đeo kính trắng , ngồi trong xe hơi Nhật , chạy qua một vai đường
phố lớn ở Hà Nội , nhất là phố Hàng Ðẩy , nơi đây có Tổng Hành Dinh
Quân Ðội Nhật Hoàng .
Nhưng “ DÂN CHÍNH ÐẢNG “ thân Nhật của Khái Hưng và Nguyễn
Tường Tam không quy tụ được giới thanh niên trí thức và không tuyển mộ
được bao nhiêu đảng viên .
Giới trí thức và trẻ ở Hà Nội , cũng như ở Huế và Saigòn , đều dè dặt đứng
ngoài , không hăng hái tán thành chủ trương “Ðại Ðông Á “ của Nhật , mặc
dầu Nhật tuyên truyền rầm rộ và công khai trước những con mắt lo sợ của
người Pháp ở Ðông dương .
Dân chúng thì hoàn toàn thờ ơ , lo làm lụng , ăn chơi , như thể không cần
biết cuộc chiến tranh như thế nào , và tương lai sẽ ra sao . Các lớp thanh
niên Nam Nữ học sinh Bắc kỳ , Trung kỳ và Nam Kỳ đều bị thu hút vào
phong trào Thể dục và Thể thao của Toàn quyền Phó Ðô Ðốc Hải quân
Jean Decoux .
Tuấn rất ngạc nhiên nhận xét sự kiện sau đây :
Trong những năm 1942-43-44, bên Tây Âu , lãnh thổ Pháp bị quân đội
Hitler chiếm đóng hơn một nửa , chỉ còn một nửa ở miền Nam để cho chính
phủ bù nhìn Pierre Laval và của Thống chế Pétain cai trị dưới quyền kiểm
soát của Ðức , bên Ðông Nam Á thì quân đôị Nhật hoàng làm bá chủ thật
sự trên đất Việt Nam , chỉ để cho chính quyền bảo hộ Pháp một vài “ chủ
quyền “ mong manh trên nguyên tắc , thế mà người Pháp vẫn dùng đủ các
mánh lới lôi kéo được dân An nam , và cả thế hệ thanh thiếu niên An nam
về phía họ .
Họ dùng cái thần chú “ Thống chế Pétain “ với ba tiêu đề “ CẦN LAO –
GIA ÐÌNH - TỔ QUỐC “ ( Travail – Famille – Patrie ) , để mê hoặc đầu óc
và đầu độc tim gan của một dân tộc 25 triệu người , kể cả thế hệ thanh niên
tràn đầy nhựa sống .
Tuấn không hiểu được hiện tượng phi lý đó .
Nhưng , hai tay bị xiềng trong khóa sắt , Tuấn bước vô lao tù , mắt vẫn nhìn