là Cha Hiền , bạn của Cha Ngô Đình Thục ) .
Cao Ðài độ vài chục người có Trần Văn Chí , Trần Duy hầu hết là lãnh tụ
Cao Ðài ở Quảng Nam , Quảng Ngãi .
Trong thời gian Tuấn bị bắt lần thứ hai , và bị giam ở Ty Mật thám Hà Nội ,
người Nhật đã chiếm đóng toàn cõi Ðông dương , từ Bắc kỳ vào Nam kỳ ,
qua Ai lao , Cao Miên . Ðối với Pháp mà theo Hiệp Ðịnh Robin-Tojo ký ở
Tokyo, Nhật vẫn tôn trọng chủ quyền Pháp ở Ðông dương , và quân đội của
Nhật hoàng chỉ là thượng khách , được chính quyền thuộc địa Pháp rất kính
nể , ít nhất cũng ở ngoài mặt .
Nhưng trên thực tế thì quân đôị Nhật vẫn tự coi như là chủ nhân ông , và họ
lấn áp dần dần chủ quyền người Pháp ở An nam trên nhiều phương diện ,
nhất là về quân sự , tuyên truyền và kinh tế .
Tuy bị giam ở Lao Mật thám Hà Nôị , trước khi đi an trí , nhưng Tuấn cũng
như 100 anh chị em khác bị câu lưu nơi đây , thỉnh thoảng được lén lút coi
vài tờ nhất báo ở Hà Nội , nhất là hai tờ Ðông Pháp và Tin Mới do một vài
người lính có cảm tình hoặc người thợ nề , thợ mộc , đút dấu cho .
Tuấn say mê theo dõi những tiến triển của Chiến Tranh Nhật-Mỹ ở Thái
Bình Dương , và Ðức, Ý, Anh , Pháp ở Tây Âu . Nhờ xem lén các báo ,
Tuấn cũng dò biết được tình hình tổng quát trong nước về mọi sinh hoạt
hàng ngày .
Có triệu chứng kỳ lạ , là số người Việt Nam thân Nhật , và theo Nhật ,
không nhiều .
Ðại đa số thanh niên trí thức , sinh viên , học sinh , không vồn vả với người
Nhật , mặc dầu Nhật đang oanh liệt vì chiến thắng khắp nơi .
Những bậc trí thức đàn anh đáng kính như Trần Trọng Kim , Dương Bá
Trạc , những bạn làng văn , làng báo có uy tín như Vũ Đình Duy , Khái
Hưng , Nguyễn Tường Tam, đã hoàn toàn đi hẳn với Nhật . Người ta được
biết rằng Trần Trọng Kim và cựu Cử nhân Hán học Dương Bá Trạc đã
được người Nhật lén đưa vào Nam Kỳ ở nhà hàng Dainan Koosi của nhà
đại thương gia kiêm gián điệp Mathushita ở Saigon , và từ đây hai ông
được đưa qua Singapore với Trần Văn Ân .
Nhiều anh em nhà văn đồn rằng họ đã thấy tận mắt , Vũ Đình Duy và