nhân . Tuy nhiên , sự phóng thích sẽ thực hiện từng đợt , cách nhau vài ba
tháng .
Ðợt đầu có 20 người nô nức ra về . Toàn thể tù nhân sắp hàng trước nhà tù ,
hát bài
“Ce n’est qu’un au revoir “ để tiễn biệt những người bạn đồng lao may mắn
được ân xá trước tiên .
Ðợt thứ hai có 15 người , cũng ra đi với nghi lễ thân mật và cảm động ấy .
Còn lại 70 người , Tuấn sốt ruột lắm vì viên đồn trưởng cho biết những
người có hồ sơ nặng nhất sẽ bị ở lại cho đến ngày Chiến Tranh chấm dứt ở
Ðông Dương .
Ðến chừng nào ? Tuấn còn bị giam giữ với 70 người ở lại .
Mãi ba tháng sau , viên đồn trưởng mới được lịnh phóng thích đợt ba , trả
tự do cho 25 người . Tuấn vui mừng nhảy nhót khi thấy tên mình trong
danh sách hồi hương .
Về đến tỉnh nhà đầu tháng 2-1945, Tuấn còn bị lính của sở Mật thám Pháp
và của Công Sứ Pháp ở địa phương cho được về làng quê quán , nhưng bị
quản thúc ở đấy cho đến hết chiến tranh . Muốn đi đâu phải xin phép ông
…Lý trưởng .
Cũng may, Lý trưởng là người bà con trong họ , Tuấn đi chơi thong thả , tự
do , khắp các làng , các tổng , huyện , và ở cả tỉnh thành .
Tuấn vô cùng ngạc nhiên nhận thấy , trong các cuộc tiếp xúc thân mật với
đủ hạng người trong các giới đồng bào , đa số dân chúng như còn tin tưởng
rằng nước Pháp đã nhờ Ðồng minh giúp cho thắng trận chắc sẽ còn ở lại
Ðông dương , như sau thời Ðệ Nhất Thế Chiến 1914-1918.
Ðến cả những phần tử cách mạng quốc gia , và cộng sản cũng có ý nghĩ lo
ngại như thế . Hầu hết dân chúng đều tin rằng Nhật sẽ bại trận. Ðồng minh
sẽ đổ bộ ở Trung , Bắc , Nam kỳ , và Nhật sẽ đầu hàng .
Ðã mấy tháng rồi , không quân Ðồng minh đã làm chủ vòm trời An nam ,
và phi cơ Mỹ gọi là “ pháo đài bay B-19 “ và Liberators từ Thái Bình
Dương cứ bay vào ném bom mổi buổi sáng , mỗi buổi chiều , khắp các ga
xe lửa lớn , và các nơi trong tỉnh có Nhật chiếm đóng rôì bay trở ra biển ,
mà không hề có phản ứng của cao xạ phòng không Nhật .