vừa ráo mực :
“ Xét tình hình thế giới , và tình hình riêng của Á Ðông , chánh phủ Việt
Nam tuyên bố chính thức rằng , bắt đầu từ ngay hôm nay hiệp ước bảo hộ
ký với nước Pháp đã được hủy bỏ , và nước Việt Nam sẽ tự sức dùng những
phương tiện riêng , để phát triển cho xứng đáng với địa vị một quốc gia
độc lập , và sẽ theo đường lối trong bản tuyên ngôn chung của Ðông Nam
Á , và gia nhập vào trật tự chung của Ðại Ðông Á . “
Chính phủ Việt Nam tin tưỏng ở Nhật bản , và cương quyết hợp tác với
nước Nhật để đạt mục đích trên .
Khâm Thử
Huế , ngày 27 tháng Giêng , Bảo Ðại năm thứ 20 ( 11-3 -1945 )
Bảo Ðại .
Dưới ký tên toàn thể Cơ Mật Viện gồm 6 vị Thượng Thư đứng đầu là
Thượng Thư Bộ Lại : Phạm Quỳnh .
Ở Hà Nội , Huế , Saigòn , và một vài thành phố lớn , do sự sách động của
nhóm thân Nhật và tay sai của Nhật ( Hà Nôị có nhóm Nguyễn Văn Cầm ,
Saigòn có bà Song Thu , Trần Quang Vinh v.v….)) một số người xuống
đường biểu tình rầm rộ để “ tri ân quân đội Nhật hoàng “ . Ngoài ra, quảng
đại quần chúng Trung , Nam Bắc đều tỏ vẻ thờ ơ lạnh nhạt với phong trào
“độc lập “ do Kampétai và Quân đội Nhật gây ra.
Ở các hương thôn , lý trưởng được lịnh tổ chức dân chúng mừng ngày độc
lập , tại đình làng .
Tuấn nhận được giấy của Lý trưởng mời đến tham gia lễ Ðộc Lập lúc 9 giờ
sáng ngày 17 tháng 3 năm 1945. Cửa đình mở rộng , trước sân đình có cờ ,
chuông , trống , như ngày cúng Thần . Hội đồng xã chỉ lưa thưa có mấy ông
.
Dân chúng chẳng ai đến cả , chỉ trừ một số chức việc có phận sự trong làng
.
Ðến giờ , chuông trống nổi dậy , hương xã làm lễ tế Thần . Lý trưởng đọc
lời “ tuyên cáo Ðộc Lập . Y như một bài văn tế . Xong , chiêng trống tiếp
tục và buổi lễ chấm dứt không đầy 30 phút . Không một tiếng vỗ tay .
Không một lời hoan hô . Các ông làng xã , khăn đen áo dài khệ nệ như