trong các đám cúng thần theo nghi lễ cổ truyền , lặng lẽ đóng cửa đình ra
về sau khi dọn dẹp .
Tuấn mượn chiếc xe máy của người em trong làng , cởi chạy khắp các làng
tổng kế cận , và các huyện sở , để xem xét tình hình dân chúng . Ðâu đâu
cũng thản nhiên , không có một cuộc biểu tình nào của đồng bào mừng lễ
Ðộc Lập . Dò hỏi dư luận chung của các giới nhân dân , đều được họ cho
rằng , đây chỉ là lễ Ðộc Lập giả hiệu của Nhật bổn . Ðồng bào không mấy
hoan nghênh vì chưa phải là “độc lập “ thật sự .
Ngày 19-3-1945, theo lời khuyên của Yokoyama , Ðại sứ Nhật ở Huế , Bảo
Ðại giải tán Nội Các của Phạm Quỳnh .
Mãi một tháng sau , ngày 19-4-1945, Nội Các Trần Trọng Kim mới thành
lập xong , với những thành phần hoàn toàn mới :
Thủ Tướng : Trần Trọng Kim
- Tổng trường Nội Vụ : BS. Trần Ðình Nam
- Ngoại Giao : LS. Trần Văn Chương
- Giáo dục : GS. Hoàng Xuân Hãn .
- Tư Pháp : LS. Trịnh Ðình Thảo
- Tài Chánh : LS . Vũ Văn Hiền .
- Kinh Tế : BS. Hồ Tá Khánh .
- Tiếp Tế : BS. Nguyễn Hữu Thi
- Công Chánh : KS. Lưu Văn Lang
- Y Tế : BS. Vũ Ngọc Anh
- Thanh Niên : LS. Phan Anh .
Hai ông Kinh tế và Công chánh được mời , đã nhận lời miệng , nhưng rút
cuộc không tham gia . Bảo Ðại được chính thức tôn lên ngôi “ Hoàng Ðế “
Việt Nam . Lần đầu tiên từ ngày Tây đô hộ , danh từ “ Việt Nam “được
chính thức công dụng , và danh từ
“Annam “được bải bỏ .
Việt Nam được thống nhất trên nguyên tắc , và Tuần Vũ Phan Kế Toại
được cử làm Khâm Sai Bắc kỳ , nhà báo Nguyễn Văn Sâm ở Saigòn làm
Khâm sai Nam kỳ . Cả hai đều về Huế nhận lãnh sắc ấn của Bảo Ðại .
Tuy nhiên , trên thực tế hành chánh , thì người Nhật vẫn đặt Minoda ở