Hằng ngày đọc các báo thông tin ở Saigòn và Hà Nôị cũng thấy tình hình
Nam Bắc kỳ không khác gì ở Trung kỳ . Phong trào “ Thanh niên và Thể
dục “ của Ðại tá Ducoroy do Toàn quyền Decoux phát động từ năm 1941,
vẫn tiếp tục bành trướng khắp cõi Ðông dương .
Tuấn đã chứng kiến một cuộc luân phiên rước đuốc từ Hà Nội vào Saigon .
Bốn thanh niên lực sĩ An nam chạy ngang qua tỉnh nhà , trên đường ái quan
hồi tám giờ tối tháng 2-1945 , giữa một đám thanh niên và dân chúng đứng
hai bên đường hoan hô và cổ vỏ .
Học sinh nam nữ các trường vẫn chăm chỉ đi học . Tình hình thương mãi ở
các thành thị vẫn được ổn định , mặc dầu nhiều hàng hóa bị khan hiếm , do
chiến tranh gây ra , và nhất là do sự chiếm đóng của trên 35.000 binh sĩ
Nhật trên lãnh thổ Việt Nam .
Ở hương thôn , đâu đâu cũng yên tĩnh . Nhiều nhà có cảm tưởng rằng tuy bị
Nhật uy hiếp , chính quyền Pháp ở Ðông dương vẫn được củng cố mỗi
ngày mỗi mạnh và sẽ có thể tiếp tục “ bảo hộ “ xứ An nam lâu dài sau khi
“Ðồng minh Anh -Mỹ “đánh bại quân Nhật , buộc Nhật phải xếp giáp đầu
hàng .
Bỗng nhiên , 8 giờ tối ngày 9-3-1945 tiếng súng nổ ầm ầm ở ngay tỉnh lỵ .
Dân chúng không hiểu gì cả , chỉ thất lính Nhật đột ngột di chuyễn rầm rộ
trong thành phố , và đánh các đồn lính Khố xanh , Khố đỏ , và lính Lê
dương của Pháp .
Sau vài tiếng đồng hồ , tiếng súng im bẵng . Lính Nhật reo cười náo động ,
la hét om xòm . Bấy giờ dân chúng An nam mới biết rằng Nhật đã đánh
Pháp , và làm chủ tất cả các đồn lính . Pháp đã thua cuộc , nhiều lính Pháp
chết .
Tất cả người Pháp , từ viên Công sứ , viên Giám binh, viên Chánh mật
thám đến người Pháp cuối cùng đều đã bị Nhật bắt giam hết , hồi 11 giờ
đêm .
Chính quyền Pháp ở An nam hơn nửa thế kỷ bổng dưng không còn nữa .
Sáng hôm sau , dân chúng An nam được người Nhật cho hay nước An Nam
đã Ðộc Lập .
Mấy hôm sau , Tuấn đọc bản “ tuyên bố “ sau đây được dán khắp nơi , in