Saigon làm Thống Soái Nam kỳ , thay thế vị Thống soái Pháp , Yokoyama
ở Huế làm Khâm sứ Trung kỳ thay thế Khâm sứ Pháp , Tsukoyamoto ở Hà
Nội làm Thống Sứ Bắc kỳ , thay thế Thống sứ Pháp , kiêm hiệu chức Toàn
Quyền Ðông Dương .
Nhiều đảng phái mới cũng bắt đầu xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ công
khai dưới sự che chở của Nhật .
Ở Hà Nôị , đảng phái Ðại Việt Quốc Xã thu hút đa số phần tử cách mạng
quốc gia .
Ở Saigon , có hai đảng Phục Quốc và Việt Nam Quốc Gia Ðộc Lập ( Trần
Quang Vinh , Hồ Văn Ngà v.v…) Ở Huế , đảng Tân Việt Nam . Các đảng
này đều ủng hộ Nội Các Trần Trọng Kim , và được Nhật khuyến khích .
Ở tù về , Tuấn chưa muốn ra hoạt động trong tình thế rộn rịp và chụp giựt
đó , dưới bóng cờ Mặt Trời và cờ chữ Ly . Vả lại , Tuấn được viên Lý
trưởng cho biết tin mật rằng người Nhật còn đang theo dõi Tuấn , và Tuấn
nên đề phòng .
Vì lẽ , Tuấn ít khi ở nhà , và ban ngày chàng cũng đã chuẩn bị nhiều nơi và
những phương tiện để thoát ly nếu có biến cố xẩy ra .
Tuấn được gặp hai người bạn cách mạng ở đồng tỉnh , nhưng ở cách xa
làng của Tuấn . Một người trước kia là chủ bút một tờ báo lớn ở Saigòn , và
theo nhóm Ðệ Tứ Quốc Tế của Tạ Thu Thâu .
Sau ngày 9-3-1945, nghe tin Tuấn ở tù về , một đêm anh ta xuất hiện dưới
mái nhà tranh của Tuấn ẩn nấp , và đề nghị Tuấn tham gia “ Mặt Trận Phản
Ðế “ . Suốt một đềm bàn luận ráo riết về các khía cạnh vấn đề , đến hừng
đông , hai người ăn cháo gà , rồi từ gĩa nhau vui vẻ . Nhưng Tuấn đã cương
quyết từ chối vào “ Mặt Trận “ vì nó là một biến thể của Ðệ Tứ Quốc Tế .
Về sau này , Tuấn ở Saigon nghe tin Tạ Thu Thâu bị Việt Minh ám sát ở
Quảng Ngãi , hồi tháng 9- 1945, chính là lúc anh đi trên đường đến nhà
người bạn đồng chí của “ Mặt Trận Phản Ðế “ở Thi-Phổ cùng làng với
Phạm Văn Ðồng .
Một đêm khác , cũng sau khi có Nội Các Trần Trọng Kim , Tuấn được tiếp
xúc với Võ Tòng , nhà cách mạng ở Xiêm về . Nhà anh này ở cùng Huyện
cùng Tổng với Tuấn , nhưng cách xa làng Tuấn đến vài chục cây số , đi