TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 70

tây ở Saigon vì không đúng với hoàn cảnh thực tế, trong suốt thời kỳ Pháp
đô hộ.
Hơi khác với thanh niên nam nữ ở Nam Kỳ, thanh niên ở Bắc và Trung còn
chịu rất nhiều ảnh hưởng của Khổng giáo. Học sinh thiếu niên từ lớp Đồng
Ấu, đã mặc áo dài đi học, con trai cũng như con gái, bất luận giàu hay
nghèo. Đối với các thầy giáo, các cô giáo, học trò rất lễ phép, sợ thầy nếu
thầy nghiêm khắc, quý mến và quyến luyến thầy nếu thầy hiền lành. Tại
các làng, các phủ, huyện, các tỉnh, gặp những ngày kỵ, giỗ, thường thường
cha mẹ học trò hay mời thầy giáo "ăn giỗ" để tỏ tình kính mến.
Đến ngày Tết, học trò các lớp lớn, mỗi lớp vui vẻ tự động hùn tiền với nhau
mua các món lễ vật, trà, rượu, đường, đậu xanh, hột gà, nếp, bưng đến nhà
riêng của thầy để "Tết" thầy và đọc chúc, từ tạ ơn thầy đã hết lòng dạy dỗ
quanh năm. Thầy giáo cũng cảm ơn học trò, và tặng quà bánh, với sự ân
cần niềm nở. Tình quyến luyến chân thật giữa thầy trò vô cùng cảm động.
Cho đến đỗi học trò ở các lớp Cao đẳng tiểu học ( trung học ) đến ngày tết
Tây , cũng vui vẻ kéo đến từng đoàn đông đảo tại nhà riêng các giáo sư
Pháp mà họ quý mến, để chúc mừng năm mới. Dĩ nhiên, đối với các giáo
sư hung dữ, kiêu căng, và các giáo sư Pháp hay "chửi người An Nam", nói
xấu nước Việt Nam, thì học trò tức giận và oán ghét, không bao giờ bước
chân tới nhà. Hoặc đau nằm nhà thương họ cũng không bao giờ đi thăm.
Thanh niên Hà Nội, từ 1900 đến 1925, còn chịu ảnh hưởng Khổng giáo rất
nhiều.
Trừ ra học sinh phải cắt tóc theo sự bắt buộc của nhà trường, còn số đông
các giới khác, nông nghiệp, thủ công, thương mãi v.v... Vẫn chưa muốn cắt
tóc, vì để tóc là tượng trưng cho lòng hiếu thảo với Cha Mẹ. Ngay trong
đám trí thức thời bấy giờ có ông Nguyễn Văn Tố, phó giám đốc viện bác cổ
Viễn Đông, một nhà Nho, học giả uyên thâm cả Hán học lẫn Tây học, vẫn
giữ cái búi tóc, mãi cho đến năm 1939, bị các báo chế nhạo quá ông mới
đành lòng cắt bỏ. Cắt bỏ, nhưng ông vẫn không hết thương tiếc nó.
Nhiều nhà trí thức tây học tuy đã cắt bỏ cái búi tóc, và sống theo nếp sống
mới, nhưng vẫn nhất định không chịu mặc "đồ Tấy" và giữ mãi quốc phục
suốt đời họ, như các ông Nguyễn văn Tố, Phạm Quỳnh, Nguyễn đổ Mục,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.