TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 68

khảnh, không có ngựa kéo, không có người đẩy, chỉ có hai bánh bánh bằng
cao su đặc mà người ngồi trên xe đạp chạy vo vo . Các nhà thi sĩ thời bấy
giờ thấy vậy liền đặt tên cho nó là "con ngựa sắt ", danh từ mà ngày nay
thỉnh thoảng còn nhiều người dùng khôi hài.
Xe máy năm 1910 là loại xe sang trọng đắt tiền, của các hạng thanh niên
giầu có, phong lưu. Một cậu công tử đạp chiếc xe máy đi ngang qua chợ
Bến Thành, bao nhiêu người đứng ngó, thèm thuồng, ngơ ngác. Cậu ngừng
xe nơi "bồn binh" ( cũng gọi là bồn kèn ), người ta xúm lại coi với cặp mắt
tò mò, trầm trồ khen ngợi. Xe hơi ( ô tô ) thì là một sản phẩm bí mật của
máy móc tân kỳ, tuyệt xảo. Năm 1910 cả thành phố Saigon mới có 5 chiếc
xe hơi của các "quan Tây". Năm 1920, được 100 chiếc. "Quan Thống Soái
Nam Kỳ" từ trong dinh bước ra sân, lên ngồi chiếc xe hiệu Peugeot, một
người lính An Nam lật đật cầm "ma-ni-ven" đút vô đầu máy, khom lưng
quây ba bốn vòng liên tiếp. Máy nổ ầm ầm xịt khói ra sau đít. Bác lính sốp
phơ bóp cái kèn đồng kêu "toe ! toe ! " rồi chiếc xe có cặp mắt kiếng tròn
vo phía trước, lù lù chạy tới. Người đi đường lo tránh ra hai bên nhưng bao
nhiêu chó, heo, gà, vịt, đi lang thang trên đường Saigon, bị xe hơi cán chết !
Hôm sau, vài tờ báo tây ở Saigon đăng tai nạn ấy trên trang nhất, hai cột.
Xe kéo bánh sắt và bánh cao su đặc mới bắt đầu xuất hiện trong lúc này, do
một hãng doanh nghiệp của nước Pháp chế tạo ra.
Đại đa số dân chúng đi xe ngựa, cũng gọi là "xe thổ mộ" bánh sắt, người
Pháp gọi là xe hộp quẹt ( boite d allumettes ) hoặc là tac-à-tac. Các hạng
thượng lưu và trung lưu đi xe song mã hoặc xe kiếng, sang hơn xe thổ mộ.
Đồng hồ chưa được thông dụng, nhất là đồng hồ đeo tay . Mới có một số ít
các ông, các thầy, và các người giàu sang có đồng hồ trái quít ( montre ) bỏ
vào túi áo. Thanh niên chưa được hân hạnh dùng các món quý giá ấy.
Khoảng năm 1920-25, trong số 100 thanh niên, An-nam chỉ có độ một vài
người có đồng hồ mà thôi. Nhưng thanh niên Saigon, và nói chung cả Nam
kỳ đã cúp tóc sớm hơn thanh niên Trung, Bắc. Khoảng năm 1920, có thể
nói rằng hầu hết thanh niên Nam kỳ đã cúp tóc rồi. Trong lúc ấy ở Trung kỳ
còn đang lưu hành một câu ca dao bẩn thỉu chế nhạo và "chửi" những
chàng trai trẻ bắt đầu hớt tóc :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.