Trái lại , đông nhất là hạng thanh niên ham danh vọng , ham chức tước ,
thích phẫm hàm , theo Tây, lạy Tây , bợ đỡ Tây , " liếm gót giầy cho Tây " ,
suy tôn Tây là bậc "thầy Đại Pháp " , là bậc "Quý Quan" , "Quý Mẫu
Quốc" -- Nước Mẹ -- Hoặc là hạng thanh niên nhút nhát , sợ chuyện "Quốc
Sự" , sợ bỏ tù , chỉ lo sống yên thân , ngày hai buổi đi học hay " làm việc
nhà nước ", sáng xách ô đi , tối xách về. Hai hạng thanh niên trên chiếm đại
đa số trong nhân dân.
Cho nên , vụ vua DuyTân hồi tháng 5 năm 1916, ngay thời bấy giờ không
có một tiếng vang sâu rộng. Cũng như các vụ Phan đình Phùng , Hàm Nghi
v.v... ngay sau thời gian đã trôi qua . Lịch sử đã lắng xuống , các nhà viết sử
mới bắt đầu tham khảo biên chép , chúng ta mới đọc lại được những đoạn
sử oanh liệt trước đây năm sáu chục năm. Chớ ngay hồi đó , lúc xảy ra các
vụ quan trọng của Lịch Sử nào ai dám viết công khai ? Dám in thành sách ?
Dám nói ? Dám bàn tán , phê bình ? Tất cả đều ngậm câm , kín mồm kín
miệng , nào ai dám hở môi ? Từ trên xuống dưới , từ Triều Đình đến
Hương Thôn , đều im lặng. Không khác gì dưới thời Neron của La Mã ,
một nhà thơ chỉ thở ra ba tiếng : "Roma Vasta Silentio ! " ( La Mã mênh
mông im lặng ). Họ sợ gì dữ vậy ?Thì đây , vua Duy-Tân bị tây bắt , bị
giam trong đồn Mang Cá , rồi bị đưa xuống tàu thủy của Pháp đi Ô Cấp (
Vũng Tàu ) để gặp vua Thành Thái đang bị giam lỏng tạm tại đây , rồi vua
Duy-Tân bị đảy ra đảo La Réunion , thuộc địa Pháp ở gần Madagascar, Phi
Châu.