ra :
- Bonjour, mon petit ! ( chào cậu bé của tôi )
Tuấn cúi đầu lễ phép đưa tay để bắt tay "ông Sứ" và lẩm bẩm tiếng Pháp :
- Bonjour, Monsieur le Président, ! ( xin chào quan Sứ )
Thầy Ký Thanh thấy Tuấn được "cụ lớn" bắt tay chào, thầy càng tỏ vẻ thù
ghét Tuấn lắm. Thầy hầm hầm nét mặt nhưng chỉ đứng vòng tay sau lưng
"cụ lớn sứ", vì Tuấn có thể đối đáp bằng tiếng tây với ông Sứ, không cần
phải thầy ký Thanh thông ngôn, Tuấn nói tiếng Pháp còn trôi chảy hơn
Thanh nữa.
Với một giọng dịu dàng gần như thân thiết, ông Sứ hỏi Tuấn về sự học
hành ở trường Quốc Học và các giáo sư như thế nào. Tuấn bình tỉnh trả lời
từng câu, suông sẻ trong khi ông Sứ ngó hồ sơ trên bàn, và bảo Tuấn :
- Tao biết mầy học giỏi. Tao được ông Đốc học trường mầy gửi về tao các
bản báo cáo tam cá nguyệt về các môn học của mầy trong năm. Tao bằng
lòng lắm. Mầy xứng đáng với học bổng của tao cho . Nhưng có một điều
tao rất không bằng lòng, là cuối niên học, mầy đã bị Ông Đốc học cho
"nốt" xấu trong học ba... Theo công văn của ông Đốc vừa gởi cho tao thì
mầy là một "đầu óc xấu ", mầy nghe lời người ta dụ dỗ theo đảng vua Duy-
Tân... phải không ?
Nghe đến đây, Tuấn tái mặt, nhưng ông Sứ nhìn Tuấn với cặp mắt khoan
hồng :
- Mầy dự vào chuyện đó làm chi thế, hả Trần anh Tuấn ? Mầy còn bé quá...
Mầy phải chăm học. Mầy không thể bắt chước vua Duy-Tân được. Ông
Đốc học cho tao biết về trường hợp của mầy, nên tiếp tục cho mầy học
bổng, hay bắt bỏ tù mầy ? Nhưng tao thương mầy là con nít, vì mầy học
giỏi. Và mầy là đứa học trò đầu tiên của tỉnh nầy được học trường Quốc
Học. Tao muốn giữ danh dự cho tỉnh nhà. Vậy mầy phải hứa danh dự với
tao rằng từ nay mầy đừng làm chuyện bậy bạ nữa thì tao không bỏ tù mầy,
và tao tiếp tục cho mầy học bổng để mầy học cho đến thi đỗ bằng Thành
Chung. Mầy có hứa với tao không ?
- Dạ, thưa quan lớn, con xin hứa.
- Chắc không ?