- Thưa chắc.
- Được rồi, nếu mầy không giữ lời hứa, thì không những mầy không được
học nữa mà mầy còn sẽ bị ... bỏ vào nhà pha !
Ông Sứ nói tiếp :
- Thôi bây giờ chúc mầy nghỉ hè vui vẻ, và nhất là không được dự vào
những việc quốc sự. Mầy nghe không ?
- Dạ nghe.
Ông Sứ đưa tay bắt tay Tuấn. Tuấn cúi đầu lễ phép bắt tay từ giã ông tỉnh
trưởng Pháp.
Thanh đưa Tuấn ra cửa, rồi khép cửa trở vào bàn giấy, ông Sứ bảo Thanh :
- Mầy thấy không ! Thằng học trò trẻ tuổi ấy biết nghe những lời khuyên
bảo khôn ngoan của tao. Sao hôm nọ mầy lại xin tao bỏ tù một đứa con nít
ngây thơ hiền lành ?
- Bẩm cụ Sứ, nó là một đầu óc xấu xa . Nó dám chống lại nước Đại Pháp.
- Chưa chắc. Dù nó có đầu óc xấu xa như ông đốc trường Quốc Học đã phê
trong học bạ và viết trong công văn, nó cũng có thể hối cải được nếu người
ta biết khuyên răn nó. Như tao đã làm lúc nãy.
- Bẩm cụ Sứ, cha thằng Tuấn là chú thợ mộc dốt nát mà có con học ở Huế...
Nó không đáng được học bổng của cụ lớn...
- Mầy ganh ghét với nó hả ? Thế sao mầy không đi Huế học như nó ? Cha
mầy làm lý trưởng có nhiều tiền bạc cơ mà !
Ký Thanh ngậm câm. Ông Sứ cầm xấp hồ sơ của Trần anh Tuấn, bảo chàng
đem cất lại trong tủ.
Tuấn ngồi bàn, coi theo sách Địa Dư bằng chữ Pháp, vẽ một bản đồ Ngũ
đại châu, trên một tờ giấy tây lớn, rồi tô mầu. Một đám thanh niên Nho học
năm sáu anh đứng chung quanh coi. Dụng cụ học sinh chưa có đâu bán
nhiều, nhất là bút chì mầu mực mầu, chưa có. Tuấn mài củ nghệ làm màu
vàng, hái một nắm lá ớt xanh đâm thật nhuyễn trong chén rồi nhỏ vào vài
ba giọt nước lạnh để làm mầu xanh lục, lấy năm sáu bao nhang ngâm nước
rồi vắt ra làm mầu đỏ. Tuấn đã biết trông mầu xanh và mầu đỏ làm mầu tím
và mài son làm mầu gạch. Tuấn lấy bút nho tô lên bản đồ Thế giới có đủ
châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, thành ngũ đại dương rực rỡ