Hẹn hò vô độ
Đối thoại cần được xem là cách kiến tạo nên một xã hội cũng giống như
quan hệ nhân quả tạo ra một thế giới vật chất.
— Rom Harré, nhà Tâm lý học
Lúc còn trong độ tuổi thành niên, mỗi lần rời khỏi nhà, Cathy đều phải
hứng chịu cái nhìn không hài lòng của mẹ. Bà cho rằng cô cần bộ trang
phục khác hay một thân hình đẹp hơn. Bố cô lại cho rằng cô lúc nào cũng
“quá thể,” “quá ồn ào” – quá gì đó. Sau những trận cãi vã gần như hàng
đêm với bố mẹ, Cathy thiếp đi trên sàn phòng ngủ, vẫn đeo tai nghe nhạc và
iPod đang mở. Sáng hôm sau, cô thức dậy vừa kịp giờ để chuẩn bị đến
trường, nơi mà mọi chuyện cũng chẳng dễ dàng gì hơn.
Mẹ Cathy là người Hàn Quốc còn bố cô là người da trắng. Dĩ nhiên họ
không thích bàn về vấn đề sắc tộc. Họ dạy cô “không phân biệt màu da” và
đề cao việc sống trong một “xã hội hậu phân biệt sắc tộc”. Nhưng xã hội –
và trường học – không phải là nơi như vậy đối với Cathy. Trong suốt quãng
đời trung học, Cathy luôn bị gán với hình ảnh khác biệt văn hóa, mặc dù cô
chẳng phải là kiểu học sinh trầm lặng như mọi người thường vẫn nghĩ về
cô. Tại Đại học miền Nam, nơi mà tiêu chuẩn về cái đẹp là mái tóc vàng và
nụ cười tươi, cô cảm thấy mình không hề được chú ý.
Giờ đây, khi đã là một giáo viên tiểu học vui vẻ, Cathy “hẹn hò vô độ”. Ban
ngày, cô là một giáo viên tận tâm, từng xuất bản một cuốn tiểu thuyết cho
các bạn đọc nhỏ tuổi và đang viết cuốn thứ hai. Đến tối, cô sống một cuộc
sống khác. Cô không bao giờ chọn lựa bạn trai hay bạn tình mà mặc họ
chọn mình. Cô gần như quan hệ với bất kỳ người đàn ông nào để mắt đến
cô. Đôi khi cô còn quan hệ không an toàn. Cô thường trả lời tin nhắn tán
tỉnh lúc 2 giờ sáng, chấp nhận những cái cớ chẳng hề đáng tin để giải thích