thường nói, “Đừng lo, tôi không có ý định kết hôn hay ly hôn người này.
Tôi chỉ đang giết thời gian.” Nhưng, ngay cả khi chúng ta gạt khái niệm
cầm chân sang một bên, hôn nhân bất hạnh và ly hôn không phải là những
rủi ro duy nhất. Còn Jennifer không phải là khách hàng duy nhất của tôi hối
tiếc vì đã sống thử. Có rất nhiều khách hàng trong độ tuổi cuối những năm
20 hoặc đầu những năm 30 ước rằng họ đã không tiêu tốn những năm tháng
tuổi 20 của mình vào những mối quan hệ kéo dài hàng tháng trời nếu không
sống cùng nhau. Kết cục là họ tiêu tốn nhiều thời gian hơn mong đợi và sau
này thì ước rằng họ có thể lấy lại được khoảng thời gian đã mất đó.
Còn nhóm khác là những người trong độ tuổi 20 hoặc 30 muốn cảm thấy
yên tâm hơn với người yêu. Tuy nhiên họ lại hoang mang không biết liệu
bản thân đã nhận thức chính xác để chọn nửa kia của mình hay chưa. Một
mối quan hệ dựa trên sự mơ hồ và thuận tiện có thể gây trở ngại trong quá
trình khẳng định người mình yêu thương. Một cuộc đời được xây dựng trên
câu “Có lẽ tôi đồng ý” đơn giản sẽ không mang lại cảm giác thành tâm như
một cuộc đời tạo dựng trên câu nói “Chúng tôi đồng ý” trong cam kết hay
hôn nhân.
Sống thử sẽ tiếp diễn và có nhiều điều những người trong độ tuổi 20 có thể
làm để bảo vệ mình khỏi hiệu ứng sống thử. Hiển nhiên cách đầu tiên là
đừng sống thử. Vì đây không phải là một đề nghị hoàn toàn thực tế cho lắm
nên các nhà nghiên cứu cũng đề xuất nên hiểu rõ mức độ cam kết của mỗi
bên trước khi dọn vào sống chung. Bạn cũng nên dự đoán và thường xuyên
đánh giá những yếu tố ràng buộc trên có thể ngăn bạn rời bỏ mối quan hệ
nào đó ngay cả khi bạn muốn.
Còn nhiều cách khác để kiểm tra mối quan hệ tình cảm ngoài việc chuyển
đến sống cùng nhau, trong đó có việc cùng nhau tham gia nhiều hoạt động
đa dạng hơn là chỉ hẹn hò và quan hệ tình dục. Có nhiều cách khác để xác
định liệu bạn và người yêu có đang thật sự yêu nhau hay không, hoặc thậm
chí có thật sự thích nhau hay không (tôi sẽ bàn thêm về điều này sau). Tôi